Chào mừng kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2023)


CĂN CỨ DỐC MIẾU- CỒN TIÊN


Cập nhật 02/03/2023 Lượt xem 676

Đây là tên của hai cứ điểm quân sự mạnh trong tuyến phòng thủ chiến lược mang tên Hàng rào điện tử Mc. Namara hay còn được gọi là Phòng tuyến Magenot Phương Đông một hệ thống phòng ngự hỗn hợp bao gồm nhiều phương tiện chiến tranh và thiết bị điện tử hiện đại nhất, được mang chính tên của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Mc. Namara (1961 1967), nằm trong kế hoạch thử nghiệm chiến trường tự động hóa điện tử hóa của Mỹ ở Việt Nam. Trên toàn bộ tuyến hàng rào điện tử, hệ thống các cứ điểm là một trong 5 yếu tố cực kỳ quan trọng. Có tất cả 17 căn cứ mạnh nằm rải rác từ bờ biển lên đến biên giới Việt – Lào; trong đó, giữ vai trò xương sống chủ chốt là 2 căn cứ mạnh nhất là Dốc Miếu và Cồn Tiên. Vì vậy, gọi Căn cứ Dốc Miếu- Cồn Tiên là để chỉ một di tích từng nổi tiếng một thời chống Mỹ: Hàng rào điện tử Mc.Namara. Di tích đã được Bộ VHTT xếp hạng Quốc gia theo Quyết định số 246 –VH/QĐ ngày 12 tháng 12 năm 1986.

Căn cứ Dốc Miếu được xây dựng trên điểm dốc thứ 3 của một ngọn đồi đất đỏ bazan, ở vị trí án ngữ trục quốc lộ 1a, thuộc địa phận thôn Gia Môn, xã Gio Phong, huyện Gio Linh; cách thị trấn Gio Linh gần 3km về phía Bắc.

 Căn cứ Cồn Tiên nằm trên một ngọn đồi bazan to và rộng nhất vùng Gio Linh. Trung tâm căn cứ cách tỉnh lộ 75 hơn 1km về phía Bắc, cách quốc lộ 14 (đường Trường Sơn)  1km về phía Đông, ở vào địa phận làng Trung An, xã Gio An, huyện Gio Linh.

Từ sau năm 1964 khi cuộc chiến tranh đặc biệt của Mỹ ở miền Nam đã được đưa lên đến đỉnh cao nhưng vẫn không đặt được ý đồ bình định miền Nam Việt Nam để tấn công miền Bắc, đế quốc Mỹ thấy nguyên nhân chung bị thất bại là do "Hà Nội tiếp sức người, sức của vào cho Việt cộng". Để xóa bỏ nguyên nhân này, Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh bằng phi pháo biệt kích ra miền Bắc, đưa cả nước tà vào tình trạng có chiến tranh. Tướng không quân Mỹ đã về hưu là Curtis Lemay gợi ý với tổng thống Johnson "đánh cho Bắc Việt Nam trở lại thời kỳ đồ đá"; song mọi hành động oanh tạc, phá hoại vẫn không đạt được mục đích là chống xâm nhập mà còn bị thất bại thảm hại. Thế rồi, tháng 1/1966, trong một số văn kiện định kỳ gửi cho Mc. Nougton (trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ), Gorge Junter- giáo sư trường Đại học Havard đã để nghị xây dựng một hàng rào chống xâm nhập chạy ngang vùng phi quân sự Nam, cắt đường mòn Hồ Chí Minh ở khu vực bao quanh vĩ tuyến 17 và đường số 9. Khi cần thì xây dựng từ bờ biển Việt Nam qua Lào, lên tận sông Mê Kông dài 100 dặm (160km) . Tháng 7/1960, 47 nhà khoa học quân sự Mỹ đã họp dưới sự chủ tọa của Bộ trưởng Quốc phòng Mc. Namara nhằm nghiên cứu xây dựng hàng rào điện tử này trên cơ sở sử dụng công cụ vũ khí hiện đại mới được phát minh (các loại mìn). Qua đó lầu Năm góc dự định hàng rào này gồm hai bộ phận một hệ thống chống người gồm các bãi mìn sát thương; một hệ thống chống xe gồm các máy phát hiện tự động chỉ mục tiêu cho máy bay đến đánh phá chi phí dự trù khoảng 800 triệu đôla /1 năm và phải mất 1 năm mới xây dựng xong.

(Ảnh nguồn: https://postumtravel.vn/)
Bắt đầu từ tháng 5/1967, Mỹ - ngụy tiến hành các trận càn "bạch hóa" khu phi quân sự Nam, dọn sạch mặt đất để xây dựng hàng rào chiến lược và cắm chốt dọc theo phòng tuyến ấy. Ngay từ đầu, một hệ thống những căn cứ hỏa lực mạnh kể từ bờ biển thôn 8 xã Gio Hải lên đồi 31, Dốc Miếu, Dốc Sói, Cồn Tiên cùng với một hệ thống các chốt phụ làm thành một tuyến phòng ngự dày đặc. Từ Cồn Tiên kéo sang các căn cứ Bắc Sơn, 544, Động Toàn nỗi liền với Đầu Mầu, Tân Lâm và hệ thống phòng tuyến đường số 9 suốt đến biên giới Việt - Lào. Riêng bản thân hệ thống hàng rào đúng nghĩa thì phải đến hai năm sau mới được xây dựng. Nhưng do nhiều lý do không thuận lợi nên trong quá trình thực hiện chỉ mới tiến hành rào một quảng chừng 3km từ bờ biển lên đến đồi 31 vừa để thí nghiệm vừa làm một tấm lá chắn bảo vệ cho cảng Cửa Việt. Hàng rào gồm 12 lớp kẽm gai chồng lên nhau, cao 3m trên mặt cài mìn tự động; phía trước là bãi mìn dày đặc rộng từ 500-700m (gồm các loại mìn chống tăng, mìn voi, mìn từ trường, mìn muỗi, mìn buồm, mìn lá, mìn 3 càng, min jíp...) chạy dọc suốt tuyến và thường tụ lại dày đặc xung quanh các cứ điểm.

Ngoài ra còn có hệ thống theo dõi canh gác rất hiện đại gồm đủ các kiểu "cây nhiệt đới", "mã thám" cùng với nhiều loại máy thu phát tiếng động cực kỳ phong phú và tinh vi được rải khắp trên các bến sông, dọc đường hành lang trên phạm vi 10km trở lại. Trên không trung, máy bay trinh sát đủ các loại, nhất là loại máy bay không người lái và máy bay RC 130 luân phiên nhau túc trực suốt ngày đêm để làm nhiệm vụ nhận tin hiệu từ những máy báo tiếng động về cho trung tâm điều hành để chỉ điểm cho pháo, bom tọa độ từ các căn cứ trên hàng ráo thực hiện việc bắn phá, tiêu diệt mục tiêu. Cùng với những "mắt thần”, tuyến hàng rào còn được bảo vệ bởi những lực lượng “gà tàng”, “trâu điên", "dơi- nhện",… bọn này được huấn luyện rất thiện nghệ và thường xuyên luồn sâu đánh phá các đường hành lang của ta và làm nhiệm vụ phục kích, gài bẫy mìn, gài máy báo tiếng động …

Trong gần 1 năm (cuối 1967 - đấu 1968) hàng rào điện tử đã gây cho quân giải phóng rất nhiều khó khăn, nhưng dần dần, nó đã bị những người du kích Gio Linh từng bước vô hiệu hóa. Ngày 28/11/1867, Mc.Namara từ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Bước vào năm 1968, Mỹ nhận thấy hiệu lực của tuyến hàng rào điện tử trên thực tế không đạt như ý muốn nên đã đẩy đề án lên một bước mới với khái niệm "chiến trường tự động hóa, điện tử hóa” bằng việc thực hiện một hàng rào quy ước cố định nằm ngang khu phi quân sự. Hệ thống này. do không quân, lục quân, hải quân ở Lào, Thái Lan và lực lượng trực tiếp trên hệ thống yểm trợ. Chi phí cho phòng tuyến tử năm 1966 đến 1971 lên tới 16 triệu đôla.

 Như vậy, phòng tuyến Mc. Namar thực chất là tuyến phòng thủ được kết hợp nhiều thành phần, nhiều lực lượng, được sử dụng nhiều trang thiết bị kỹ thuật điện tử hiện đại, nhiều vũ khí tối tân nhất, được hình thành bằng sự kết hợp chặt chẽ những hệ thống sau:

 - Hệ thống các phương tiện, thiết bị điện tử .

 - Hệ thống hỏa lực không quân (kể cả B52), pháo mặt đất, pháo hạm tàu.

 -  Hệ thống các căn cứ, đồn bốt và lực lượng phòng ngự.

 - Hệ thống vật cn.

 - Các hoạt động tác chiến của lực lượng mặt đất, của không quân, hải quân.

Trong tất cả 5 hệ thống hợp thành này, thì hệ thống các phương. tiện, thiết bị điện tử và hệ thống các căn cứ, đồn bốt được đặc biệt coi trong. Nó được coi như là sự thể hiện và phát huy hiệu quả nhất của đề án. Trên toàn tuyến, Mỹ - ngụy đã tập trung xây dựng 17 căn cứ hỏa lực mạnh; nổi bật là tuyến phòng thủ Đường 9 - Khe Sanh và khu tứ giác Dốc Miếu - Cồn Tiên - Bái Sơn - Quán Ngang. Cụm cứ điểm nay có khả năng khống chế hoàn toàn mặt Bắc và chi viện lẫn nhau. Lực lượng chốt giữ chủ yếu là các đơn vị quân Mỹ thuộc sư đoàn American, sư đoàn 3 lính thủy đánh bộ và các lữ đoàn của sư đoàn kỵ binh bay số 1, sư đoàn dù 101, được trang bị đến tận răng. Khi thực hiện "Việt Nam hóa chiến tranh", Mỹ giao vùng này cho quân ngụy, mà nòng cốt là sư đoàn 3 bộ binh đảm nhiệm.


(Ảnh nguồn: https://triphunter.vn/)
Trong toàn bộ phòng tuyến điện tử Mc. Namara, căn cứ Dốc Miếu và Cồn Tiên giữ một vai trò trọng yếu. Căn cứ Dốc Miếu có quy mô lớn nhất, được mệnh danh là "con mắt thần" bất khả xâm phạm của nước Mỹ. Nơi đây, dưới thời Pháp từng là chốt quân sự để án ngữ đường quốc lộ 1A gọi là đồn Ba Dốc. Sau năm 1955, chính quyền Ngô Đình Diệm tiếp tục sử dụng và mở rộng căn cứ này trong hệ thống đồn bốt dày đặc được lập ra ở vùng Nam giới tuyến nhằm thực hiện âm mưu chia cắt vĩnh viễn đất nước ta. Tuy nhiên, trong tình hình lúc đó Dốc Miếu chỉ là một căn cứ quân sự bình thường với quy mô không lớn lắm do một vài đơn vị thuộc sư đoàn 1 bộ binh "sư đoàn giới tuyến” của quân lực Việt Nam Cộng hòa chốt giữ. Hàng rào điện tử Mc. Namara ra đời, căn cứ Dốc Miếu nhanh chóng trở thành một mắt xích cứng nhất trong toàn tuyến. Tại đây, Mỹ - ngụy cho xây dựng môi trung tâm căn cứ được bao bọc bởi một hệ thống dày đặc lô cốt bát úp có 4 lỗ châu mai nối với nhau bằng những đường hào giao thông. Cấu trúc phòng thủ chia thành hai khu vực rõ rệt. Khu chính giữa, chếch về hướng Đông nam là nơi đóng quân của cố vấn và lính thủy đánh bộ Mỹ. Tại đây có một sân bay trực thăng, nhiều hầm bê tông cốt thép hai tầng, trung tâm điều khiển bảo vệ hàng vào, dải quan sát miền Bắc và liên lạc với Hạm đội 7; trận địa pháo mặt đất với gần 1 tiểu đoàn trong đó trang bị cả pháo hạng nặng, tầm bắn xa như pháo 105ly, 155ly và 175ly dùng để bắn phá khu vực Vĩnh Linh, Quảng Bình. Vòng ngoài và khu vực phía Bắc là nơi quân ngụy đóng chốt, bao gồm lô cốt và một cụm công sự, chốt gác cổng, các nhà hầm vòm lớn để trú quân; trụ sở ban chỉ huy tiểu đoàn và trung tâm hành quân; trung tâm thông tin liên lạc và dài quan sát chịu trách nhiệm bờ Nam sông Bến Hải; Trận địa phòng không 37; chi đội thiết giáp tuần tra cùng với rất nhiều đại đội quân hỗn hợp gồm cả Mỹ lẫn ngụy thuộc sư đoàn 1 bộ binh của quân đội Việt Nam Cộng hòa và các đơn vị thuộc sư đoàn 3 linh thủy đánh bộ Mỹ. Ngoài ra, căn cứ còn được bao học bởi nhiều lớp rào kẻm cai, bãi mìn, máy báo động chống xâm nhập để ngăn chặn sự tấn công của quân giải phóng.

 Căn cứ Cn Tiên cách căn cứ Dốc Miếu 10 km về phía Tây. Trước năm 1905, căn cứ này tồn tại với tầm vóc của một đồn bốt quân sự bình thường do một đơn vị thuộc sư đoàn 1 bộ binh ngụy là lính địa phương quân đóng giữ. Từ khi có hàng rào điện tử Mc.Namara, căn cứ Cần Tiên được đầu tư xây dựng quy mô để thực hiện một nhiệm vụ có tầm chiến lược; kiểm soát khu vực Tây Gio Linh, ngăn chặn triệt để mọi hành động xâm nhập của đối phương từ Bắc vào và từ phía Tây xuống; cắt đứt tuyến hành lang vận tải của Đường mòn Hồ Chí Minh, phối hợp cùng căn cứ Dốc Miếu và các căn cứ khác trong tuyến hàng rào để tiến hành mọi hoạt động bắn phá ra Vĩnh Linh, Quảng Bình. Bao bọc xung quanh căn cứ là 18 lớp hàng rào kẽm gai các loại cùng những bãi mìn. Khu trung tâm gồm một hệ thống các lô cối vừa cổ định vừa di động được nối với nhau bằng những đường hào, hầm công sự và cả những hầm vòm làm nơi trú ẩn, chiến đấu cho lực lượng đồn trú. Ngoài ra còn có 1 đài quan sát dùng để theo dõi, chỉ điểm cho pháo binh bắn phá các hoạt động của đối phương ở bên kia vĩ tuyến 17 và một trung tâm truyền tin, liên lạc với các vị trí khác trên toàn tuyến. Hỏa lực trang bị cho căn cứ ngoài các loại vũ khí bộ binh dùng để chống phản kích và khống chế phía Bắc hai huyện Cam Lộ, Gio Linh còn có pháo tầm xa ngày đêm bắn phá ra Vĩnh Linh và hai bên bờ sông Bến Hải. Trấn giữ căn cứ từ năm 1967 trở đi có 1 tiểu đoàn thuộc sư đoàn 3 linh thủy đánh bộ Mỹ.

Trong gần 1 năm (cuối 1967 đầu 1968), hệ thống hàng rào điện tử đã gây cho quân giải phóng rất nhiều khó khăn. Lúc đầu, do ta thiếu kinh nghiệm xử lý các phương tiện thu hút tiếng động, các loại mìn nên đã vấp nhiều tổn thất, nhưng cũng chỉ một thời gian ngắn sau đó tuyến phòng thủ này đã bị chính những người du kích Trung Giang, Trung Hải, Trung Sơn từng bước vô hiệu hóa. Đặc biệt, trên căn cứ Dốc Miếu du kích các xã huyện Gio Linh và nhiều xã ở Vĩnh Linh ngày đêm bám chặt, dùng chiến thuật vây ép, bắn tỉa kết hợp sáng tạo những cách đánh độc đáo, diệt hàng trăm lên Mỹ - ngụy, phá hỏng nhiều đoạn hàng rào đánh sập nhiều là cốt... khiến cho bạn lính đồn trú không dám hùng hổ nống lấn ra cần quét.

Tại Dốc Miếu - Cổn Tiên, từ năm 1967 trở đi luôn nằm trong sự vây ép của quân giải phóng. Phối hợp với chiến trường Gio Linh, đồng thời hạn chế sự bắn phá của pháo binh địch từ căn cứ Dốc Miếu vào hậu phương ta, Bộ Tư lệnh quân sự khu vực Vĩnh Linh đã giao nhiệm vụ cho các phân đội pháo mặt đất sử dụng các loại hỏa lực hiện có trong tay bắn trả và áp chế pháo địch ở Dốc Miếu. Liên tục trong nhiều năm lực lượng pháo binh của ta ở bờ Bắc đã tiến hành có hiệu quả nhiều đợt pháo kích lớn và thu được những chiến công vang dội. Đặc biệt trong ngày 20/3/1967  trung đoàn 64 (trung đoàn pháo binh Bốn Hải) đã dùng 2 tiểu đoàn pháo 100 ly và 105 ly đặt trận địa ngay sát bờ sông Bến Hải bắn 1000 quả đạn pháo vào căn cứ Dốc Miếu. Kết quả ta tiêu diệt 1970 tên địch, hầu hết là lính thủy đánh bộ Mỹ, phá hủy 22 xe tăng và xe M113, 37 xe vận tải, 5 máy bay lên thẳng, thiêu hủy một kho xăng 2 kho đạn. Tiếp đó ngày 27/7/1967, pháo binh cơ giới Vĩnh Lĩnh lại bắn phá căn cứ Dốc Miếu lần thứ hai. Trong vòng nửa tiếng đồng hồ trung đoàn pháo binh Bến Hải bắn 1500 quả đạn pháo HA12 (Cachiusa), dân quân tự vệ bắn 400 quả đạn cối. Pháo binh, không quân, hải quân địch một lần nữa bị bất ngờ không kịp phản ứng. Ta diệt 300 tên Mỹ, thiêu hủy 2 xe M113, 2 kho đạn, 2 kho xăng, 11 khẩu pháo 155, 105 và 175ly, 13 xe ô tô.

Từ năm 1967 đến đầu năm 1972 "con mắt thần" bất khả xâm phạm của phòng tuyến điện tử Mc. Namara liên tục bị đánh tơi tả, từng bước vô hiệu hóa làm cho hàng ngàn tên Mỹ - ngụy rơi vào thế tuyệt vong. Chính báo chí Mỹ cũng đã thừa nhận: "Trong cuộc chiến tranh ở phía Nam khu phi quân sự, lính thủy đánh bộ Mỹ bị thương vong hơn bất kỳ lực lượng nào đóng ở nước này. Các máy bay ném bom của Mỹ không thể nào bịt miệng các khẩu đại bác hạng nặng, rốc két và súng cối của Cộng sản - các loại vũ khí đã gây ra phần lớn trong tổng số 8000 quân Mỹ thương vong vùng này". Sự huy động đến mức tối đa các khả năng chiến tranh hiện đại của Hoa Kỳ vẫn không ngăn chặn được làn sóng xâm nhập của đối phương, con đường vận tải Trường Sơn vẫn hàng ngày vận chuyển lương thực vũ khí cho chiến trường miền Nam mà không hề bị hàng rào điện tử cản trở. Đến khi chiến dịch tiến công nổi dậy mùa xuân 1972 của quân và dân ta diễn ra mạnh mẽ trên chiến trường Quảng Trị, căn cứ Dốc Miếu - Cồn Tiên nằm trong sự bắn phá dữ dội của pháo binh mặt trận. Và sau thảm hại của hàng loạt các cứ điểm, phía Tây và trong "khu tứ giác" bọn địch ở căn cứ Dốc Miếu đã tự động rút chạy vào ngày 1/4 1972, bỏ lại rất nhiều vũ khí đạn dược và phương tiện chiến tranh, chấm dứt gần 5 năm tồn tại của một vị trí phòng thủ được coi là mạnh nhất ở Quảng Trị.

Căn cứ Dốc Miếu - Cồn Tiên những ngày sau giải phóng đã dần dần triệt hạ bởi các "cơn sốt phế liệu". Hiện nay tất cả chỉ còn là một quả đồi trống với hàng trăm hố bom pháo và hàng vạn đầu đạn còn sót lại của Mỹ - ngụy.

(Nguồn: Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Quảng Trị)


02/03/2023
CĂN CỨ QUÁN NGANG

Căn cứ Quán Ngang được xây dựng trên một khu đất khá bằng phẳng có diện tích hơn 1km2....


02/03/2023
BẾN ĐÒ MAI XÁ

Bến đò Mai Xá nằm ở bờ Bắc sông Hiếu,thuộc thôn Mai Xá, xã Gio Mai, huyện Gio Linh;...


02/03/2023
CẦU TREO BẾN TẮT

Cầu bắc qua thượng nguồn sông Bến Hải, nằm trên trục đường 15, thuộc địa phận của xã...


02/03/2023
CHIẾN THẮNG NAM ĐÔNG - ĐƯỜNG 74

Địa điểm này nằm trên ranh giới hai xã Gio Hòa và Gio Sơn, huyện Gio Linh; cách nông...


02/03/2023
ĐÌNH LÀNG HÀ THƯỢNG

Ngôi đình nằm về phía Đông của làng Hà Thượng, thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh; cách...


  THÔNG TIN BẢN QUYỀN


- Bản quyền thuộc về: HUYỆN ĐOÀN GIO LINH

- Thiết kế bởi: VNPT QUẢNG TRỊ
Số 20 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Tp Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị

  THÔNG TIN LIÊN HỆ


Huyện Đoàn Gio Linh, 281 Lê Duẩn, TT Gio Linh, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị
- Điện thoại: 0533.825.446
- Email: huyendoangiolinh@gmail.com

 THỐNG KÊ TRUY CẬP


Online
0

Tổng truy cập
Tổng truy cập
0