Chào mừng kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2023)


CĂN CỨ QUÁN NGANG


Cập nhật 02/03/2023 Lượt xem 286

CĂN CỨ QUÁN NGANG

Căn cứ Quán Ngang nằm hai bên trục đường quốc lộ 1A, thuộc địa phận làng Trúc Lâm, xã Gio Quang, huyện Gio Linh; cách thị trấn Gio Linh khoảng 4km về  phía nam.

Căn cứ Quán Ngang được xây dựng trên một khu đất khá bằng phẳng có diện tích hơn 1km2. Trước năm 1954, đây là đồn lính Pháp (cả ngụy lẫn lính Âu Phi) có quy mô vừa phải. Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, chính quyền Ngô Đình Diệm nằm quyền cai trị ở miền Nam đã tiếp nhận và mở rộng thêm căn cứ này. Trong giai đoạn chiến tranh cục bộ, đế quốc Mỹ tập trung xây dựng Quán Ngang thành một trong những cứ điểm quan trọng của tuyến hàng rào điện tử Mc.Namara. Cùng với Cồn Tiên, Dốc Miếu, căn cứ Quán Ngang tạo thành thế chân vạc vững chải trong thệ thống phòng ngự ở phía Bắc Quảng Trị. Tại đây, bên cạnh hàng loạt lô cốt công sự, nhà cửa kiên cố với nhiều lớp hàng rào kẽm gai dày đặc, Mỹ - Ngụy tập trung một lực lướng khá lớn lính bộ binh lẫn pháo binh được trang bị bằng các phương tiện vũ khí hiện đại, hỏa lực mạnh. Đặc biệt, trong căn cứ luôn có một lực lượng cơ động để tiến hành các cuộc hành quân càn quét ngoài khu vực đồn trú. Ngoài ra, căn cứ Quán Ngang còn được chọn làm nơi đặt tổng đài truyền tin của toàn bộ tuyến hàng rào  điện tử Mc.Namara và cũng là trung tâm của chỉ huy Bộ tư lệnh vùng Đông  và Bắc Gio Linh.

Vào cuối năm 1967 đầu năm 1968, thực hiện chính sách “bình định” với phương châm “đốt sạch”, “phá sạch”, “lập vành đai trắng” ở phía nam giới tuyến, Mỹ - Ngụy đã tiến hành dồn dân ở các xã Do Lễ, Do Mỹ, Do Quang, Do An vào trại tập trung Quán Ngang hòng cắt đứt sự liên lạc giữa quần chúng với cách mạng; ngăn chặn lực lượng ta tiếp cận tấn công để kiểm soát dân được chặt hơn. Cuộc sống của nhân dân trong trại tập trung Quán Ngang không kém gì một nhà tù. Không chỉ thế, các gia đình cơ sở cách mạng hoặc có thân nhân đi theo cách mạng thường xuyên bị quản thúc chặt chẽ. Tuy vậy, ngay trong trại tập trung, nhiều cán bộ, đảng viên xã Trung Sơn, Do An đã bí mật vận động nhân dân đấu tranh đòi chính quyền ngụy phải cho nhân dân đi chợ, kiếm củi,… mục đích để liên lạc với cán bộ hoạt động bên ngoài.


(Ảnh nguồn: https://giolinh.quangtri.gov.vn/)

Trong suốt một thời gian từ Xuân Mậu Thân cho đến năm 1971, căn cứ Quán Ngang liên tục bị các lực lượng du kích và bộ đội địa phương đột kích, tiến công quấy rối, tiêu diệt lực lượng “phượng hoàng” tề, điệp; tiêu hao lực lượng của chúng trong căn cứ. Tháng 8/1970 lực lượng du kích Do – Cam với sự tham gia tác chiến của sư đoàn 301 và bộ đội quân khu IV đã bất ngờ tổ chức tấn công vào căn cứ, xóa sổ hoàn toàn tụ điểm ác ôn ở Quán Ngag, buộc địch phải co cụm lại không dám ngang nhiên nống ra càn quết các vùng lân cận như trước nữa.

Ngày 4/9/1970, các chiến sĩ đại đôụ 4 bộ đội địa phương huyện đã tổ chức đánh vào một trung đội dân vệ, phá hàng rào Quán Ngang tiêu diệt 13 tên, làm bị thương nhiều tên khác.

Đêm 30 rạng ngày 31/3/1972, khi các đơn vị tác chiến của quân giải phóng tiến hành hợp đồng tác chiến trên quy mô lớn, dồn dập tiến công bao vây các căn cứ địch ở Cam Lộ, Cồn Tiên, Dốc Miếu thì ở Quán Ngang, lực lượng vũ trang huyện và du kích Do Lễ, Do Sơn, Trung Hải, Trung Giang cùng phối hợp với lực lượng bộ đội chủ lực đồng loạt nổ sung tấn công vào các đơn vị bảo an, dân vệ và lực lượng quân ngụy  trong chi khu quân sự Quán Ngang. Sau 30h chiến đấu, lượng lượng của ta đã làm chủ trận địa. Sáng 1/4/1972, địch tập trung lực lượng phản công quyết liệt từ 6h sáng đến 12h trưa; lực lượng vũ trang của ta đã anh dũng chiến đấu chống trả nhiều đợt phản công của địch, diệt 135 tên, bắn cháy 4 xe bọc thép. Bọn địch ở chi khu quân sự buộc phải tháo chạy, bỏ lại toàn bộ xe, pháo, kho tang đạn dược. Thừa thắng xông lên, lực lượng vũ trang ta tiếp tục truy kích địch và phát động nhân dân nổi dậy, phá bỏ khu tập trung trở về làng cũ. Ngày 2/4/1972, chi khu quân sự Quán Ngang hoàn toàn được giải phóng.

Vài năm sau giải phóng, căn cứ Quán Ngang lần lượt bị triệt hạ và bị tháo dỡ hoàn toàn trước các “cơn sốt phế liệu chiến tranh”, các dấu vết của khu căn cứ đã không còn lại gì. Hiện khu vực này là đất thổ cư của nhân dân địa phương.

Ngày 26/7/2019, tại xã Gio Quang, huyện Gio Linh (tỉnh Quảng Trị), Huyện uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện Gio Linh đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng Nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Di tích Quán Ngang. Công trình Nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Di tích khu căn cứ Quán Ngang được xây dựng với tổng vốn đầu tư hơn 2 tỷ đồng trên diện tích 2.092m2. Nhà bia được chia làm 3 khu vực chính gồm: Khu vực sân bãi đổ xe; khu vực sân hành lễ nằm giữa khu đất; khu vực nhà bia và phần đế nhà bia. Bia tưởng niệm được làm từ đá nguyên khối với chiều cao 13,2m. Công trình được xây dựng có ý nghĩa lịch sử, với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, qua đó tỏ lòng biết ơn sâu sắc của thế hệ đi sau đối với các anh hùng liệt sĩ đã chiến đấu, hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ và nơi hội họp các nhân chứng lịch sử, nơi tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ và khu tham quan, tìm hiểu cho các du khách.

 (Nguồn: Sở Văn hóa-Thông tin tỉnh Quảng Trị)

02/03/2023
BẾN ĐÒ MAI XÁ

Bến đò Mai Xá nằm ở bờ Bắc sông Hiếu,thuộc thôn Mai Xá, xã Gio Mai, huyện Gio Linh;...


02/03/2023
CẦU TREO BẾN TẮT

Cầu bắc qua thượng nguồn sông Bến Hải, nằm trên trục đường 15, thuộc địa phận của xã...


02/03/2023
CHIẾN THẮNG NAM ĐÔNG - ĐƯỜNG 74

Địa điểm này nằm trên ranh giới hai xã Gio Hòa và Gio Sơn, huyện Gio Linh; cách nông...


02/03/2023
ĐÌNH LÀNG HÀ THƯỢNG

Ngôi đình nằm về phía Đông của làng Hà Thượng, thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh; cách...


02/03/2023
CĂN CỨ DỐC MIẾU- CỒN TIÊN

Đây là tên của hai cứ điểm quân sự mạnh trong tuyến phòng thủ chiến lược mang tên Hàng...


  THÔNG TIN BẢN QUYỀN


- Bản quyền thuộc về: HUYỆN ĐOÀN GIO LINH

- Thiết kế bởi: VNPT QUẢNG TRỊ
Số 20 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Tp Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị

  THÔNG TIN LIÊN HỆ


Huyện Đoàn Gio Linh, 281 Lê Duẩn, TT Gio Linh, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị
- Điện thoại: 0533.825.446
- Email: huyendoangiolinh@gmail.com

 THỐNG KÊ TRUY CẬP


Online
178

Tổng truy cập
Tổng truy cập
1,552,151