Giới thiệu các chương
trình tín dụng đang thực hiện tại NHCSXH
1. CÁC CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG ĐANG THỰC HIỆN TẠI NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
Hiện nay,
Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đang thực hiện cho vay các chương trình và
dự án như sau:
1. Cho vay hộ nghèo;
2. Cho vay hộ cận nghèo;
3. Cho vay học sinh, sinh
viên có hoàn cảnh khó khăn;
4. Cho vay giải quyết việc
làm;
5. Cho vay chương trình
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo Quyết định số 62/QĐ-TTg ngày
16/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ;
6. Cho vay các đối tượng
chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài;
7. Cho vay hỗ trợ các huyện
nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 -
2020 theo Quyết định số 71/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ;
8. Cho vay vốn phát triển
sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012 - 2015
theo Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg ngày 04/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ;
9. Cho vay hộ sản xuất kinh
doanh tại vùng khó khăn theo Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của
Thủ tướng Chính phủ;
10. Cho vay Thương
nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn theo Quyết định số 92/2009/QĐ-TTg
ngày 08/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ;
11. Cho vay hộ nghèo
xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung theo Quyết định số
48/2014/QĐ-TTg ngày 28/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ;
12. Cho vay vốn để hỗ
trợ giải quyết đất ở và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số
nghèo, đời sống khó khăn vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2013 -2015 theo
Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ;
13. Cho vay vốn để hỗ
trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề và đi xuất khẩu lao động cho hộ đồng bào dân
tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn
2013-2015 theo Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ;
14. Cho vay đối với hộ
gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện
các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương theo
Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg ngày 26/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ;
15. Cho vay dự án
“chương trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ”
16. Cho vay dự án phát
triển ngành lâm nghiệp (WB);
17. Cho vay một số dự
án khác.
2. TÓM TẮT NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG ĐANG THỰC
HIỆN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
2.1. Cho vay hộ nghèo
- Đối tượng
vay vốn: Hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ từng thời kỳ. Hiện nay,
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 09/2011/QĐ - TTg ngày 30/01/2011,
quy định chuẩn Hộ nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 như sau:
+ Hộ nghèo
ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng trở
xuống.
+ Hộ nghèo
ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng trở
xuống.
- Điều kiện
vay vốn: Cư trú hợp pháp tại địa phương; Có tên trong danh sách hộ nghèo của xã
do Bộ LĐ-TB và XH công bố từng thời kỳ; Là thành viên của tổ TK&VV; hộ vay
không phải thế chấp tài sản, được miễn phí thủ tục vay vốn và người đại diện hộ
gia đình đứng tên vay vốn phải chịu trách nhiệm trong quan hệ vay vốn và trả nợ
Ngân hàng.
- Mục đích
sử dụng vốn vay: Phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và một phần nhu cầu
thiết yếu của trong sinh hoạt về sửa chữa nhà ở, điện thắp sáng, nước sạch và
học tập đối với hộ nghèo.
- Phương
thức cho vay: Ủy thác cho các tổ chức Hội, đoàn thể thực hiện một số nội dung
công việc trong quy trình cho vay.
- Mức cho
vay: Tối đa không quá 50 triệu đồng/hộ.
- Lãi suất
cho vay: Theo quy định của Thủ tướng Chính phủ từng thời kỳ.
Lưu ý: Hộ nghèo sinh sống ở địa bàn các huyện nghèo
theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ.
Kể từ ngày 01/01/2014, nếu Hộ có nhu cầu vay vốn để mua giống gia súc, gia cầm,
thủy sản hoặc phát triển ngành nghề thì được vay mức tối đa là 10 triệu đồng/hộ
và được hưởng Lãi suất cho vay bằng 50% lãi suất cho vay hộ nghèo nhưng tổng dư
nợ cả cũ và mới của Hộ không vượt quá mức cho vay tối đa nêu trên (hiện nay là
50 triệu đồng/hộ).
2.2. Cho vay hộ cận nghèo
- Đối tượng
vay vốn: Hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ từng thời kỳ. Hiện
nay, Thủ tướng Chính phủ quy định chuẩn hộ Cận nghèo theo Quyết định số
09/2011/QĐ - TTg ngày 30/01/2011:
+ Hộ cận
nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000
đồng/người/tháng.
+ Hộ cận
nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000
đồng/người/tháng.
- Điều kiện
vay vốn: Cư trú hợp pháp tại địa phương; Có tên trong danh sách hộ cận nghèo của
UBND cấp xã xác nhận theo chuẩn hộ cận nghèo được Thủ tướng Chính phủ quy định
từng thời kỳ; Là thành viên của tổ TK&VV; Hộ vay không phải thế chấp tài
sản và được miễn phí thủ tục vay vốn.
- Mục đích
sử dụng vốn vay: Đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.
- Phương
thức cho vay: Ủy thác cho các tổ chức Hội, đoàn thể thực hiện một số nội dung
công việc trong quy trình cho vay.
- Mức cho
vay: Tối đa không quá 50 triệu đồng/hộ.
- Lãi suất
cho vay: Bằng 120% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo theo quy định từng thời
kỳ.
2.3. Cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
- Đối tượng
vay vốn: Học sinh sinh viên (HSSV) có hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại các
trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và
tại các Cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp
luật Việt Nam, gồm:
1. HSSV mồ
côi cả cha và mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả
năng lao động.
2. HSSV là
thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng:
- Hộ nghèo
theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật.
- Hộ gia
đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình
quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật.
3. HSSV mà
gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn,
dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường,
thị trấn nơi cư trú.
4. Bộ đội
xuất ngũ theo học tại các cơ sở dạy nghề thuộc Bộ Quốc phòng và cơ sở dạy nghề
khác quy định tại Quyết định 121/2009/QĐ-TTg.
5. Lao động
nông thôn học nghề tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung cấp nghề,
trung tâm dạy nghề của các Bộ, ngành, tổ chức CTXH, các cơ sở đào tạo nghề khác
theo quy định tại Quyết định 1956/QĐ-TTg.
Lưu ý: Nếu các đối tượng được vay vốn, bị Nhà
nước thu hồi đất nông nghiệp thì được xét ưu tiên cho vay trước.
- Điều kiện
vay vốn: HSSV cư trú hợp pháp tại địa phương; Đối với HSSV năm thứ nhất phải có
giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác nhận của nhà trường; Đối với HSSV năm thứ
hai trở đi phải có xác nhận của nhà trường về việc đang theo học tại trường và
không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm
cắp, buôn lậu.
- Mục đích
sử dụng vốn vay: Trang trải chi phí học tập cho HSSV.
- Phương
thức cho vay:
+ Cho vay
HSSV thông qua hộ gia đình áp dụng Ủy thác cho các tổ chức Hội, đoàn thể thực
hiện một số nội dung công việc trong quy trình cho vay.
+ Trường
hợp HSSV mồ côi áp dụng phương thức cho vay trực tiếp.
- Mức cho
vay: Theo quy định của Thủ tướng Chính phủ từng thời kỳ (hiện nay là 1.100.000
đồng/tháng)
- Lãi suất
cho vay: Theo quy định của Thủ tướng Chính phủ từng thời kỳ, hộ vay trả
nợ trước hạn được giảm lãi tiền vay.
2.4. Cho vay giải quyết việc làm
- Đối tượng
vay vốn: Cơ sở sản xuất kinh doanh (gồm Hộ kinh doanh cá thể; tổ hợp sản xuất,
hợp tác xã hoạt động theo Luật hợp tác xã; cơ sở sản xuất kinh doanh của người
tàn tật; doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động theo Luật doanh nghiệp; chủ trang
trại; Trung tâm Giáo dục Lao động - Xã hội) và Hộ gia đình.
Lưu ý: Nếu các đối tượng được vay vốn, bị Nhà
nước thu hồi đất nông nghiệp thì được xét ưu tiên cho vay trước.
- Điều kiện
vay vốn:
+ Đối với
các cơ sở sản xuất kinh doanh: Phải có dự án vay vốn khả thi, phù hợp với ngành
nghề sản xuất kinh doanh, tạo việc làm mới, thu hút thêm lao động vào làm việc
ổn định; dự án phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã hoặc cơ quan
thực hiện chương trình ở địa phương nơi thực hiện dự án; đối với dự án có mức
vay trên 30 triệu đồng phải thực hiện bảo đảm tiền vay theo văn bản hướng dẫn
của NHCSXH.
+ Đối với
hộ gia đình: Phải đảm bảo tạo thêm tối thiểu 01 chỗ làm việc mới; Phải có dự án
vay vốn được UBND cấp xã hoặc cơ quan thực hiện chương trình ở địa phương nơi
thực hiện dự án xác nhận; cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án.
- Mục đích
sử dụng vốn vay: Đầu tư sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
- Phương
thức cho vay:
+ Phương
thức cho vay trực tiếp áp dụng đối với: Các dự án vay vốn của các cơ sở sản
xuất kinh doanh và các dự án vay vốn của hộ gia đình, nhóm hộ gia đình bằng
nguồn vốn do Tổng Liên đoàn lao động, Liên minh Hợp tác xã, Bộ Quốc phòng và
Hội người mù quản lý.
+ Ủy thác
cho các tổ chức Hội, đoàn thể thực hiện một số nội dung công việc trong quy
trình cho vay áp dụng đối với: Các dự án vay vốn của hộ gia đình bằng nguồn vốn
của UBND cấp tỉnh quản lý và 04 tổ chức Hội, đoàn thể đang nhận ủy thác với
NHCSXH.
- Mức cho
vay:
+ Đối với
các cơ sở sản xuất, kinh doanh: Không quá 500 triệu đồng/dự án và không quá 20
triệu đồng/1 lao động được thu hút mới;
+ Đối với
hộ gia đình: Không quá 20 triệu đồng/hộ gia đình.
+ Đối với
dự án nhóm hộ: Căn cứ vào số hộ tham gia vào dự án nhóm hộ nhưng tối đa không
quá 20 triệu đồng/hộ.
- Lãi suất
cho vay: Theo quy định của Thủ tướng Chính phủ từng thời kỳ
2.5. Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo
Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg ngày 16/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ
- Đối tượng
vay vốn: các hộ gia đình sinh sống ở nông thôn (các xã thuộc huyện, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh).
- Điều kiện
vay vốn:
+ Cư trú hợp
pháp tại vùng nông thôn;
+ Chưa có
công trình NS &VSMTNT hoặc đã có nhưng chưa đạt tiêu chuẩn quốc gia về nước
sạch và chưa đảm bảo VSMTNT được UBND xã xác nhận;
+ Là thành
viên tổ TK&VV.
Lưu ý: Trường hợp hộ vay có nhu cầu vay lại để xây
dựng mới, cải tạo, nâng cấp các công trình đã sử dụng nhiều năm bị hư hỏng,
xuống cấp, không đủ tiêu chuẩn thì hộ vay phải trả hết nợ vốn vay cũ của chương
trình này.
- Mục đích
sử dụng vốn vay: Mua nguyên vật liệu, trả công xây dựng và các chi phí cần
thiết khác cho xây mới, cải tạo, nâng cấp công trình NS&VSMTNT.
- Phương
thức cho vay: Ủy thác cho các tổ chức Hội, đoàn thể thực hiện một số nội dung
công việc trong quy trình cho vay.
- Mức cho
vay: Tối đa là 12 triệu đồng/hộ gồm công trình nước sạch và công trình vệ sinh
(06 triệu đồng/1 công trình).
- Lãi suất
cho vay: Theo quy định của Thủ tướng Chính phủ từng thời kỳ
2.6. Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời
hạn ở nước ngoài
- Đối tượng
vay vốn: Vợ (chồng), con của liệt sỹ; thương binh; vợ (chồng), con của thương
binh; con của anh hùng lao động, lực lượng vũ trang; người có công với cách
mạng; người lao động thuộc hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của Pháp luật.
Lưu ý: Nếu các đối tượng được vay vốn, bị Nhà
nước thu hồi đất nông nghiệp thì được xét ưu tiên cho vay trước.
- Điều kiện
vay vốn: Là thành viên của tổ TK&VV; Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi
NHCSXH cho vay. Trường hợp, đối tượng chính sách không thuộc UBND cấp xã quản
lý thì người vay có thể xuất trình giấy tờ để chứng minh (như thẻ thương binh,
giấy chứng nhận,...) để UBND có cơ sở xác nhận; Được Bên tuyển dụng chính thức
tiếp nhận đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.
- Mục đích
sử dụng vốn vay: Chi trả các chi phí, lệ phí hợp pháp cần thiết để đi lao động
có thời hạn ở nước ngoài theo Hợp đồng lao động đã ký.
- Phương
thức cho vay: Ủy thác cho các tổ chức Hội, đoàn thể thực hiện một số nội dung
công việc trong quy trình cho vay.
- Mức cho
vay: Căn cứ theo mức trần chi phí do Bộ LĐ-TB&XH quy định tại văn bản số
3990/LĐTBXH-QLLĐNN và không vượt quá 30 triệu đồng/một lao động theo quy định
hiện hành.
- Lãi suất
cho vay: Theo quy định của Thủ tướng Chính phủ từng thời kỳ.
2.7. Cho vay hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao
động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020 theo Quyết định số
71/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ;
- Đối tượng
vay vốn: Là những người lao động thuộc 64 huyện nghèo và huyện được tách ra từ
64 huyện nghèo đã được tuyển chọn, có nhu cầu vay vốn để đi xuất khẩu lao động.
Lưu ý: Nếu các đối tượng được vay vốn, bị Nhà nước thu
hồi đất nông nghiệp thì được xét ưu tiên cho vay trước.
- Điều kiện
vay vốn: Cư trú hợp pháp tại 64 huyện nghèo; được bên tuyển dụng chính thức
tiếp nhận đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.
- Mục đích
sử dụng vốn vay: Chi trả các chi phí ghi trong Hợp đồng và các chi phí khác
ngoài HĐ như lệ phí visa, hộ chiếu, giấy khám sức khỏe…
- Phương
thức cho vay: Ủy thác cho các tổ chức Hội, đoàn thể thực hiện một số nội dung
công việc trong quy trình cho vay.
- Mức cho
vay: Theo nhu cầu của người vay, tối đa bằng các khoản chi phí người vay phải
đóng góp theo từng thị trường nhưng không vượt quá mức trần cho vay theo quy
định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. (Áp dụng theo văn bản
3990/LĐTBXH-QLLĐNN ngày 16/10/2013).
- Lãi suất
cho vay:
+ Người lao
động thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số áp dụng lãi suất bằng 50% lãi suất
cho vay hiện hành của NHCSXH áp dụng cho các đối tượng chính sách đi xuất khẩu
lao động.
+ Các đối
tượng còn lại của các huyện nghèo được vay với lãi suất cho vay hiện hành của
NHCSXH áp dụng cho các đối tượng chính sách đi xuất khẩu lao động.
2.8. Cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc
thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012-2015 theo Quyết định số 54/QĐ-TTg
ngày 04/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
- Đối tượng
vay vốn: Hộ đồng bào dân tộc thiểu số (kể cả các hộ có vợ hoặc chồng là người
dân tộc thiểu số) sống ở các xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn quy định
tại Quyết định số 30/2007/QĐ - TTg và có mức thu nhập bình quân đầu người hàng
tháng từ 50% trở xuống so với chuẩn hộ nghèo theo qui định hiện hành và có
phương thức sản xuất nhưng thiếu hoặc không có vốn sản xuất.
- Điều kiện
vay vốn:
+ Người vay
cư trú hợp pháp, ổn định tại vùng khó khăn được quy định tại Quyết định số
30/2007/QĐ - TTg ngày 05/3/2007 và có tên trong Danh sách hộ dân tộc thiểu số
đặc biệt khó khăn do UBND xã lập và được UBND huyện phê duyệt.
+ Có phương
án hoặc nhu cầu sử dụng vốn để sản xuất kinh doanh được chính quyền cùng tổ
chức Hội, đoàn thể của thôn hỗ trợ lập.
+ Sử dụng
vốn vay đúng mục đích, không sử dụng khoản vốn vay để gửi lại các ngân hàng
khác.
- Phương
thức cho vay: Ủy thác cho các tổ chức Hội, đoàn thể thực hiện một số nội dung
công việc trong quy trình cho vay.
- Mức cho
vay: Tối đa không quá 8 triệu đồng/hộ. (Trường hợp người vay có nhu cầu vay vốn
trên 8 triệu đồng/hộ thì áp dụng chính sách cho vay hộ nghèo theo Nghị định
78/2002/NĐ-CP)
- Lãi suất
cho vay: 0,1%/tháng.
- Thời hạn
cho vay tối đa: Không quá 5 năm (60 tháng).
2.9. Cho vay hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó
khăn theo Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ
- Đối tượng
vay vốn: là các hộ không thuộc diện hộ nghèo thực hiện hoạt động sản xuất kinh
doanh tại các xã thuộc vùng khó khăn theo danh mục trong Quyết định 30/2007/TTg
ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
- Điều kiện
vay vốn: Người vay phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được UBND
xã nơi thực hiện dự án hoặc phương án xác nhận; có đầy đủ năng lực hành vi dân
sự và cư trú hợp pháp tại nơi thực hiện dự án hoặc phương án sản xuất, kinh
doanh.
- Mục đích
sử dụng vốn vay: Các chi phí để thực hiện dự án hoặc phương án sản xuất, kinh
doanh tại vùng khó khăn mà pháp luật không cấm; góp vốn để thực hiện các phương
án hợp tác SXKD.
- Phương
thức cho vay:
+ Hộ vay
đến 30 triệu đồng: Ủy thác cho các tổ chức Hội, đoàn thể thực hiện một số nội
dung công việc trong quy trình cho vay.
+ Hộ vay
trên 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng: NHCSXH trực tiếp cho vay.
- Mức cho
vay:
+ Đối với
hộ gia đình SXKD: Tối đa là 30 triệu đồng/hộ.
+ Một số
trường hợp cụ thể mức cho vay của hộ có thể trên 30-100 triệu đồng, nhưng hộ
vay phải có vốn tự có tối thiểu là 20% và thực hiện đảm bảo tiền vay bằng tài
sản hình thành từ vốn vay. (Mức dư nợ của loại cho vay này không được vượt quá
3% dư nợ cho vay Hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn trên địa bàn
tỉnh).
- Lãi suất
cho vay: Theo quy định của Thủ tướng Chính phủ từng thời kỳ.
2.10. Cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó
khăn theo Quyết định 92/2009/QĐ-TTg ngày 08/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ
- Đối tượng
vay vốn: Là các Thương nhân hoạt động thương mại thường xuyên tại vùng khó
khăn.
- Điều kiện
vay vốn: Phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và được UBND xã nơi thương
nhân hoạt động thương mại xác nhận có hoạt động thương mại thường xuyên trên
địa bàn; có vốn tự có tối thiểu bằng 20% tổng nhu cầu vốn vay; thực hiện bảo
đảm tiền vay (đối với Thương nhân vay vốn trên 30 triệu đồng).
- Mục đích
sử dụng vốn vay: Đầu tư xây dựng trụ sở, cửa hàng, trang thiết bị, mua sắm hàng
hoá; góp vốn với các tổ chức, cá nhân khác.
- Phương
thức cho vay:
+ Đối với
thương nhân là cá nhân: Ủy thác cho các tổ chức Hội, đoàn thể thực hiện một số
nội dung công việc trong quy trình cho vay.
+ Đối với
thương nhân là tổ chức kinh tế: NHCSXH trực tiếp cho vay.
- Mức cho
vay:
+ Đối
với thương nhân là cá nhân không thực hiện mở sổ sách kế toán và nộp thuế khoán
theo quy định của cơ quan thuế: Tối đa là 30 triệu đồng.
+ Đối với
thương nhân là cá nhân thực hiện mở sổ sách kế toán và kê khai nộp thuế theo
quy định của pháp luật: Tối đa là 100 triệu đồng.
+ Đối với
thương nhân là tổ chức kinh tế: Tối đa là 500 triệu đồng.
- Lãi suất
cho vay: Theo quy định của Thủ tướng Chính phủ từng thời kỳ.
2.11. Cho vay hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt
khu vực miền Trung theo Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg ngày 28/8/2014 của Thủ
tướng Chính phủ
- Mục tiêu:
Giúp các hộ nghèo khu vực miền Trung có nhà ở kiên cố, bảo đảm an toàn con
người và tài sản khi có bão, lụt.
- Phạm vi
áp dụng: 14 tỉnh, thành phố: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng
Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,
Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.
- Đối tượng
cho vay: Hộ gia đình nghèo có tên trong Danh sách hộ nghèo được vay vốn tại Đề
án hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt do Ủy ban nhân dân
(UBND) cấp tỉnh phê duyệt.
- Phương
thức cho vay: Ủy thác cho vay thông qua tổ chức Hội, đoàn thể.
- Mức cho
vay: Tối đa 15 triệu đồng/hộ.
- Lãi suất
cho vay: Theo quy định của Thủ tướng Chính phủ từng thời kỳ.
2.12. Cho vay vốn để hỗ trợ giải quyết đất ở và giải quyết
việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng đồng bằng
sông Cửu Long giai đoạn 2013 - 2015 theo Quyết định số 29/QĐ-TTg ngày 20/5/2013
của Thủ tướng Chính phủ
- Phạm vi
áp dụng: Hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn thuộc 13 tỉnh,
thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Đối tượng
được vay vốn: Hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo (kể cả hộ có vợ hoặc chồng là
người dân tộc thiểu số), đời sống khó khăn, cư trú ổn định, hợp pháp tại địa
phương; có tên trong Danh sách hộ nghèo được xác định theo tiêu chí chuẩn hộ
nghèo, cận nghèo quy định của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2011-2015 do Ủy ban
nhân dân (UBND) cấp xã quản lý lập, xác nhận.
- Mục đích
sử dụng vốn vay:
+ Phát
triển sản xuất, kinh doanh.
+ Chi phí
đi học nghề.
+ Chi phí
đi xuất khẩu lao động.
+ Chuộc lại
đất sản xuất đã chuyển nhượng, thế chấp.
- Điều kiện
vay vốn, Mức cho vay và Lãi suất cho vay: Tùy vào mục đích sử dụng vốn vay để
áp dụng thực hiện theo các chương trình cho vay hiện hành của NHCSXH như sau:
+ Cho vay
để chi phí đi học nghề: Thực hiện theo chương trình cho vay đối với học sinh
sinh viên theo QĐ số 157/2007/QĐ-TTg.
+ Cho vay
để chi phí đi xuất khẩu lao động: Thực hiện theo chương trình cho vay đi xuất
khẩu lao động theo QĐ 71/2009/QĐ-TTg.
+ Cho vay
để phát triển sản xuất, kinh doanh: Thực hiện theo chương trình cho vay vốn
phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn theo QĐ 54/2012/QĐ-TTg.
+ Cho vay
để chuộc lại đất sản xuất đã chuyển nhượng, thế chấp: Mức cho vay tối đa 30
triệu đồng/hộ; Lãi suất 0,1%/tháng.
- Phương
thức cho vay: Ủy thác cho các tổ chức Hội, đoàn thể thực hiện một số nội dung
công việc trong quy trình cho vay.
2.13. Cho vay vốn đối với hộ đồng bào thiểu số nghèo và hộ
nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn giao đoạn 2013 - 2015 theo Quyết định
số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ
- Phạm vi
áp dụng: Hộ đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các tỉnh, thành phố từ khu vực phía
Bắc đến khu vực Đông Nam bộ và hộ nghèo ở các xã, thôn, bản, buôn, làng đặc
biệt khó khăn thuộc các tỉnh, thành phố trong các khu vực này.
- Đối tượng
vay vốn: Hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo (kể cả hộ có vợ hoặc chồng là người
dân tộc thiểu số) và hộ nghèo có trong “Danh sách hộ dân tộc thiểu số nghèo và
hộ nghèo ở xã, thôn bản đặc biệt khó khăn” được UBND cấp huyện phê duyệt; sinh
sống bằng nghề nông, lâm nghiệp, chưa có hoặc chưa đủ đất sản xuất, chưa được
hưởng chính sách của Nhà nước hỗ trợ về đất sản xuất, chuyển đổi nghề.
Lưu ý: Về đối tượng vay vốn:
+ Hộ nghèo
được xác định theo tiêu chí chuẩn nghèo giai đoạn 2011 – 2015 theo QĐ
09/2011/QĐ-TTg
+ Người vay
có tên trong Danh sách Hộ nghèo được cấp có thẩm quyền phê duyệt tại thời điểm
Quyết định 755/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành.
+ Người vay
chưa có hoặc chưa đủ đất sản xuất theo hạn mức bình quân chung do UBND tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương quy định.
+ Riêng hộ
đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu
Long được vay vốn chương trình cho vay theo Quyết định 29/2013/QĐ-TTg nên không
được vay vốn chương trình này.
- Mục đích
sử dụng vốn vay:
+ Chi phí
tạo đất sản xuất: Vốn vay được sử dụng vào việc chi phí khai hoang, phục hoá,
cải tạo đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Người vay không được
chuyển nhượng, cho, tặng, cầm cố, cho thuê đất sản xuất trong thời gian 10 năm,
kể từ ngày nhận đất sản xuất.
+ Chi phí
chuyển đổi nghề: Vốn vay được sử dụng mua sắm nông cụ, máy móc để làm dịch vụ
sản xuất nông nghiệp hoặc làm nghề khác (đầu tư vào việc phát triển sản xuất,
kinh doanh không trái pháp luật).
+ Chi phí
đi xuất khẩu lao động.
- Mức cho
vay và lãi suất cho vay:
+ Cho vay
để chi phí tạo đất sản xuất và chuyển đổi nghề: Mức cho vay tối đa 15 triệu
đồng/hộ; Lãi suất cho vay theo quy định của Thủ tướng Chính phủ từng thời kỳ. n
+ Cho vay
để chi phí đi XKLĐ: Áp dụng theo chương trình cho vay người lao động thuộc
huyện nghèo đi XKLĐ theo QĐ 71/2009/QĐ-TTg.
- Phương
thức cho vay: Ủy thác cho các tổ chức Hội, đoàn thể thực hiện một số nội dung
công việc trong quy trình cho vay.
2.14. Cho vay đối hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau
cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
thay thế, người bán dâm hoàn lương theo Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg ngày
26/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ;
- Phạm vi
và thời gian thực hiện: Từ năm 2014 - 2016 thực hiện thí điểm tại 15 tỉnh,
thành phố gồm: Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Hòa Bình, Thành phố Hà Nội, Hải
Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Đắk Lắk, Thành phố Hồ
Chí Minh, Thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu.
- Đối tượng
vay vốn
+ Cá nhân
vay vốn: Người nhiễm HIV; Người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng
thuốc thay thế; Người bán dâm hoàn lương.
+ Hộ
gia đình vay vốn: Là hộ gia đình có thành viên thuộc một trong các trường hợp:
Người nhiễm HIV/AIDS; Người sau cai nghiện ma túy; Người điều trị nghiện các
chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; Người bán dâm hoàn lương.
Lưu ý: Trường hợp cá nhân, hộ gia đình (sau đây
gọi chung là người vay) thuộc đối tượng vay vốn chương trình này, nếu đồng thời
là đối tượng được vay vốn từ các chương trình ưu đãi khác tại NHCSXH thì chỉ
được xem xét cho vay vốn theo chương trình này hoặc một trong các chương trình
ưu đãi khác tại NHCSXH.
- Mức cho
vay: Mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay và khả năng trả nợ của từng cá nhân, hộ
gia đình. Người vay vốn có thể vay vốn nhiều lần, nhưng tổng dư nợ không vượt
quá mức cho vay tối đa sau:
+ Đối với
cá nhân: Mức cho vay tối đa 20 triệu đồng/cá nhân
+ Đối với
hộ gia đình: Tối đa 30 triệu đồng/hộ
- Lãi suất
cho vay: Bằng lãi suất cho vay hộ nghèo
- Phương
thức cho vay: Ủy thác cho các tổ chức Hội, đoàn thể thực hiện một số nội dung
công việc trong quy trình cho vay.
2.15. Cho vay dự án “chương trình phát triển doanh nghiệp
vừa&nhỏ”
- Đối tượng
vay vốn: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động kinh doanh tại Việt Nam theo Luật
doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 đã đăng ký kinh doanh theo pháp
luật hiện hành.
- Điều kiện
vay vốn: Có dự án, phương án đầu tư sản xuất kinh doanh dịch vụ khả thi và có
hiệu quả; thực hiện bảo đảm tiền vay.
- Mục đích
sử dụng vốn vay: Đầu tư sản xuất, kinh doanh và dịch vụ đầu tư phát triển mà
pháp luật không cấm.
- Phương
thức cho vay: Cho vay trực tiếp
- Mức cho
vay: Tối đa không quá 500 triệu đồng/doanh nghiệp.
- Lãi suất
cho vay: 0,8%/tháng.
2.16. Cho vay Dự án phát triển ngành Lâm nghiệp (WB)
- Đối tượng
vay vốn: Hộ gia đình tham gia trồng, chăm sóc rừng trồng của Dự án.
- Địa bàn
thực hiện trồng rừng Dự án: Là diện tích được quy hoạch và thiết kế để trồng
rừng tại những xã tham gia thực hiện Dự án thuộc 6 tỉnh: Quảng Nam, Quảng
Ngãi, Bình Định, Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa và Nghệ An.
- Mục đích
sử dụng vốn vay:
+ Trang
trải các chi phí trồng mới kết hợp chăm sóc hoặc tiếp tục quá trình trồng, chăm
sóc rừng trồng như: cây giống, phân bón, nhân công, công cụ lao động, vận
chuyển (cây giống, phân bón).
+ Trang
trải các chi phí khác liên quan phục vụ cho việc chăm sóc, bảo vệ và khai thác
rừng trồng, như: Thuốc trừ sâu bệnh, nhân công chăm sóc và bảo vệ, khai thác,
vận chuyển sản phẩm sau thu hoạch.
- Phương
thức cho vay:
+ Đối với
những hộ gia đình tham gia Tổ TK&VV: Ủy thác cho các tổ chức Hội, đoàn thể
thực hiện một số nội dung công việc trong quy trình cho vay.
+ Đối với
hộ không tham gia Tổ TK&VV: Cho vay trực tiếp.
- Mức cho
vay: Tối đa bằng 75% chi phí trồng rừng và căn cứ từng mô hình trồng rừng. Mức
cho vay tối đa một ha để trồng mới đối với từng loại cây trồng sẽ do Tổng Giám
đốc NHCSXH thông báo từng thời kỳ.
Hiện nay
mức cho vay tối đa được quy định như sau:
Mô hình trồng rừng
|
Mức cho vay tối đa
|
Mô hình rừng trồng cây mọc nhanh và những loài cây
lâm sản ngoài gỗ luân kỳ ngắn, sản lượng trung bình).
|
20 triệu đồng/ha
|
Mô hình rừng trồng cây gỗ lớn và những loài cây lâm
sản ngoài gỗ (Luân kỳ dài, sản lượng cao).
|
25 triệu đồng/ha
|
Mô hình chuyển đổi từ mô hình rừng trồng cây mọc
nhanh thành rừng trồng lấy gỗ xẻ (Luân kỳ dài, sản lượng cao).
|
Cho vay bổ sung 10 triệu đồng/ha
|
- Các khoản
cho vay đã ký và giải ngân trước đây vẫn thực hiện theo mức cho vay đã ghi trên
Khế ước nhận nợ, sổ vay vốn.
- Lãi suất
cho vay: Do Tổng Giám đốc NHCSXH thông báo từng thời kỳ.
HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CỦA
BAN QUẢN LÝ TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN
1. QUY CHẾ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY
VỐN
1.1. Mục đích thành lập Tổ Tiết kiệm và vay vốn
- Tập hợp
hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn Ngân
hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải
thiện đời sống; cùng tương trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất, kinh doanh và đời
sống; cùng giám sát nhau trong việc vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ Ngân
hàng.
- Các tổ
viên trong Tổ Tiết kiệm và vay vốn (sau đây gọi tắt là Tổ TK&VV) cùng giúp
đỡ nhau từng bước có thói quen thực hành tiết kiệm để tạo lập nguồn vốn tự có
và quen dần với sản xuất hàng hoá, hoạt động tín dụng và tài chính.
- Tạo điều
kiện thuận lợi cho tổ viên trong việc vay vốn và trả nợ Ngân hàng.
1.2. Đối tượng gia nhập Tổ TK&VV
Đối tượng
gia nhập Tổ TK&VV gồm hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách
khác có nhu cầu vay vốn của NHCSXH. Trong đó:
- Hộ nghèo,
hộ cận nghèo: Được quy định theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong từng
thời kỳ.
- Các đối
tượng chính sách khác:
+ Hộ thuộc
đối tượng chính sách gồm: Hộ gia đình có công với cách mạng; Hộ gia đình thương
binh, liệt sỹ; Hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số; Hộ gia đình đang sinh
sống trong vùng thường xuyên xảy ra thiên tai; Hộ gia đình có hoàn cảnh khó
khăn; Hộ gia đình đang sinh sống trong vùng đặc biệt khó khăn. Các hộ gia đình
chính sách nêu trên hầu hết đều có tên trong danh sách do chính quyền cấp xã và
thôn quản lý theo dõi.
+ Các
trường hợp khác: Hộ gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật,
thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh có xác nhận của UBND cấp xã; Hộ vay vốn thuộc
khu vực nông thôn bao gồm các xã thuộc huyện, các xã thuộc thị xã và xã thuộc
thành phố thuộc tỉnh; Hộ vay vốn có tên trong danh sách được UBND cấp huyện
hoặc cấp tỉnh xác nhận.
1.3. Nguyên tắc thành lập và hoạt động của Tổ
- Tự
nguyện, đoàn kết, tương trợ, cùng có lợi.
- Các tổ
viên cam kết cùng thực hiện đúng nghĩa vụ khi vay vốn, trả nợ và các nghĩa vụ
khác.
- Tổ hoạt
động theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số dưới sự điều hành của Ban
quản lý Tổ.
1.4. Điều kiện thành lập Tổ
- Có tối
thiểu 05 tổ viên và tối đa 60 tổ viên cư trú hợp pháp theo địa bàn dân cư thuộc
đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã). Tuy
nhiên, để thuận tiện cho việc hoạt động và quản lý hoạt động của Tổ, Tổ được
thành lập theo địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu
phố, khóm và địa bàn tương đương (sau đây gọi chung là thôn) nằm trong xã.
- Có Quy
ước nêu rõ nội dung hoạt động của Tổ.
- Việc
thành lập Tổ và nội dung Quy ước hoạt động của Tổ phải được Ủy ban nhân dân
(UBND) cấp xã chấp thuận theo quy định.
Lưu ý: Để đảm bảo việc việc sinh hoạt, kiểm tra, giám
sát lẫn nhau giữa các Tổ viên được thuận lợi và hiệu quả thì:
+ Nếu trong
một thôn không đủ số tổ viên tối thiểu theo quy định thì được thành lập theo
địa bàn thôn liền kề trong xã.
+ Việc kiện
toàn, củng cố, sắp xếp lại các Tổ trong thôn cũng phải thực hiện theo quy định
nêu trên và theo địa bàn dân cư liền kề nhau.
1.5. Nội dung thành lập Tổ
- Ban giảm
nghèo cấp xã lựa chọn và đề nghị Chủ tịch UBND cấp xã giao Trưởng thôn hoặc 01
tổ chức chính trị - xã hội (gọi chung là Hội), đứng ra vận động thành lập Tổ.
- Tổ được
bổ sung tổ viên nhưng tối đa không quá 60 tổ viên.
- NHCSXH
phối hợp với UBND cấp xã và các tổ chức Hội cấp xã tổ chức việc đào tạo nghiệp
vụ và quản lý Tổ.
- Thành
viên của Tổ là chủ hộ hoặc thành niên khác trong hộ có đủ năng lực hành vi dân
sự.
1.6. Trình tự thành lập Tổ
Bước 1: Ban
giảm nghèo cấp xã, các tổ chức Hội cấp xã và Trưởng thôn thông báo về mục đích,
quyền lợi và vận động hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác
tự nguyện gia nhập Tổ.
Bước 2:
Trưởng thôn hoặc tổ chức Hội đứng ra thành lập Tổ lập danh sách tổ viên, xây
dựng quy ước hoạt động Tổ và tổ chức họp Tổ để:
- Thông qua
danh sách các tổ viên
- Thông qua
Quy ước hoạt động của Tổ.
- Bầu Ban
quản lý Tổ.
- Lập Biên
bản họp về việc thành lập Tổ TK&VV (mẫu số 10A/TD).
Lưu ý: Quy ước hoạt động của Tổ phải thống nhất
được ngày sinh hoạt Tổ định kỳ hàng tháng, quý; mức gửi tiền tối thiểu hàng
tháng, kể từ tháng nào?
Bước 3:
Người chủ trì báo cáo và trình UBND cấp xã phê duyệt và chấp thuận trên Biên
bản họp, sau đó gửi cho NHCSXH nơi cho vay 01 bản và giao cho Tổ lưu giữ 01
bản.
Lưu ý: Cuộc
họp phải có sự tham gia chứng kiến của Trưởng thôn nếu là tổ chức Hội, đoàn thể
chủ trì.
1.7. Ban quản lý Tổ TK&VV
a. Về số
lượng thành viên Ban quản lý Tổ: Phải có đủ 02 người (01 tổ trưởng, 01 tổ phó)
do các thành viên của Tổ trực tiếp bầu. Nếu chưa bầu được thì Chủ tịch UBND cấp
xã chỉ định, nhưng tối đa trong 03 tháng, Tổ phải họp để bầu theo đúng quy
định.
b. Về tiêu chuẩn thành viên
Ban quản lý Tổ
- Phải là
người có phẩm chất đạo đức, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong công
việc và được các tổ viên trong Tổ tín nhiệm.
- Không có
mối quan hệ vợ, chồng, cha, mẹ, con hoặc anh chị em ruột.
- Không là
thành viên Ban thường vụ tổ chức Hội cấp xã trực tiếp nhận ủy thác với NHCSXH
và quản lý Tổ.
c.
Phân công nhiệm vụ các thành viên Ban quản lý Tổ
* Nhiệm vụ
của Tổ trưởng:
- Điều hành
hoạt động của Tổ để thực hiện Quy ước hoạt động của Tổ và thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn của Ban quản lý Tổ.
- Triệu tập
và chủ trì các cuộc họp.
- Là người
đại diện cho Ban quản lý Tổ ký Hợp đồng ủy nhiệm với NHCSXH theo mẫu 11/TD.
* Nhiệm vụ
của tổ phó:
- Ghi chép
biên bản các cuộc họp.
- Giúp việc
cho tổ trưởng, điều hành và giải quyết các công việc của Tổ khi được phân công.
- Thay mặt
tổ trưởng giao dịch với Ngân hàng khi tổ trưởng phân công. Nếu nhận tiền hoa
hồng thì phải có Giấy ủy quyền của tổ trưởng có xác nhận của UBND cấp xã (Giấy
ủy quyền về việc lĩnh tiền hoa hồng theo Mẫu 20/TD).
Lưu ý: Tại một số địa phương, hiện nay Ban quản lý Tổ
được bầu là 2 người nhưng chưa có phân công nhiệm vụ cụ thể hoặc Ban quản lý Tổ
chưa phối hợp, hỗ trợ trong quá trình quản lý, không giám sát lẫn nhau trong
quá trình hoạt động.
1.8. Nhiệm vụ và quyền lợi của Ban quản lý Tổ
a. Nhiệm vụ và quyền hạn
của Ban quản lý Tổ (gồm 12 nhiệm vụ)
(1) Triển
khai, thực hiện Quy ước hoạt động của Tổ; Tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích
cho các tổ viên về chủ trương, chính sách của Nhà nước về tín dụng đối với hộ
nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác, thủ tục vay vốn NHCSXH;
Tuyên truyền, vận động tổ viên thực hành tiết kiệm, nâng cao ý thức trong việc
vay vốn và trả nợ Ngân hàng.
(2) Tiếp
nhận Giấy đề nghị vay vốn (mẫu 01/TD) của tổ viên gửi đến. Tổ chức họp Tổ để
bình xét cho vay công khai dưới sự giám sát, chứng kiến của Trưởng thôn và tổ
chức Hội nhận ủy thác cấp xã. Kết thúc cuộc họp phải lập biên bản họp mẫu
10C/TD để lưu tại Tổ.
* Nội dung
bình xét cho vay công khai cần làm đầy đủ rõ ràng những nội dung dưới đây:
- Thông báo
các chương trình cho vay của NHCSXH một cách cụ thể về: đối tượng cho
vay, điều kiện cho vay, mức cho vay, lãi suất cho vay...;
- Đối chiếu
để xem xét tổ viên đủ điều kiện vay vốn theo quy định của Chính phủ và NHCSXH
đối với từng chương trình xin vay;
- Đánh giá
mức vốn xin vay, mức độ phù hợp của nhu cầu sử dụng vốn vay để thực hiện phương
án sản xuất, kinh doanh của tổ viên theo từng chương trình xin vay và theo quy
định của NHCSXH;
- Căn cứ
vào những nội dung trên và chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của
từng hộ để bình xét và đề nghị được vay vốn với mức vốn cần thiết, thời hạn vay
vốn phù hợp;
- Sau khi
được Tổ thống nhất bình xét cho vay công khai và biểu quyết các hộ được vay vốn
thì tổ trưởng lập danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn gửi Ban giảm nghèo để
trình UBND cấp xã xác nhận, đề nghị NHCSXH cho vay;
- Quán
triệt cho tổ viên về ý thức vay vốn, sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ và
lãi đầy đủ, đúng kỳ hạn.
(3) Nhận
kết quả phê duyệt cho vay của NHCSXH, thông báo cho tổ viên biết lịch giải ngân
của Ngân hàng, chứng kiến việc Ngân hàng phát tiền vay trực tiếp đến người vay.
(4) Lưu giữ
đầy đủ hồ sơ, chứng từ liên quan đến hoạt động của Tổ. Tham gia đầy đủ các
phiên giao dịch của NHCSXH, các buổi họp giao ban với Ngân hàng, các lớp tập
huấn nghiệp vụ, lĩnh hội và phổ biến đầy đủ các thông tin đến tổ viên.
(5)
Đôn đốc các tổ viên tham dự các lớp tập huấn chuyển giao công nghệ, khuyến
nông, khuyến lâm, khuyến ngư để nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh, sử dụng
vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả.
(6) Những
Tổ có tín nhiệm và có đủ điều kiện sẽ được NHCSXH ký Hợp đồng ủy nhiệm với Ban
quản lý Tổ mà người đại diện là Tổ trưởng. Ban quản lý Tổ chỉ được thực hiện
những nội dung công việc trong Hợp đồng ủy nhiệm đã ký với NHCSXH.
(7) Đôn đốc
các tổ viên trong Tổ sử dụng vốn vay đúng mục đích; trả nợ trả lãi đúng hạn.
Nếu tổ viên gặp khó khăn chưa trả được nợ thì có biện pháp giúp đỡ tổ viên trả
nợ Ngân hàng.
Lưu ý: Ban quản lý Tổ phải thường xuyên đôn đốc
tổ viên trong các cuộc họp sinh hoạt Tổ về việc trả nợ theo phân kỳ.
(8) Trực
tiếp giám sát việc sử dụng vốn vay, sản xuất kinh doanh, thu nhập và trả nợ
Ngân hàng của tổ viên. Thông báo kịp thời cho NHCSXH, chính quyền địa phương
những trường hợp tổ viên sử dụng vốn vay sai mục đích, thay đổi chỗ ở ra ngoài
địa bàn xã và các trường hợp khác ảnh hưởng đến hoạt động của Tổ và chất lượng
tín dụng.
(9) Ban
quản lý Tổ phải chịu sự kiểm tra, giám sát của Trưởng thôn, tổ chức Hội nhận uỷ
thác, UBND cấp xã và NHCSXH. Phải tham gia và chứng kiến việc kiểm tra sử dụng
vốn vay, đối chiếu nợ vay và số dư tiền gửi tại hộ của các tổ chức, cơ quan có
trách nhiệm.
(10) Chủ
động đôn đốc, tham mưu và phối hợp với Trưởng thôn, tổ chức Hội, Ban giảm nghèo
và UBND cấp xã xử lý các trường hợp nợ quá hạn, nợ bị chiếm dụng, có biện pháp
thu hồi đối với trường hợp có điều kiện trả nợ đến hạn, quá hạn nhưng không trả
nợ và tất cả các trường hợp chiếm dụng vốn gốc, lãi của tổ viên.
(11) Phối
hợp với Trưởng thôn, tổ chức Hội, nhận ủy thác thực hiện kiểm tra, xác minh và
có ý kiến về việc tổ viên đề nghị gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, xử lý nợ bị
rủi ro.
(12) Đề
xuất, kiến nghị và khiếu nại với chính quyền, NHCSXH và các cơ quan liên quan
về việc thực hiện chủ trương, chính sách cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các
đối tượng chính sách khác.
b. Quyền
lợi của Ban quản lý Tổ
(1) Được
NHCSXH đào tạo, tập huấn nghiệp vụ quản lý, điều hành hoạt động của Tổ.
(2) Được
tham gia các cuộc họp giao ban với NHCSXH.
(3) Được
NHCSXH chi trả hoa hồng cho các hoạt động nghiệp vụ về quản lý Tổ, quản lý nợ
vay, thực hiện uỷ nhiệm cho NHCSXH trên cơ sở quy định của Nhà nước từng thời
kỳ và gắn với kết quả thực hiện công việc ủy nhiệm và chất lượng tín dụng của
Tổ.
Ngân hàng
thực hiện chi trả hoa hồng cho các Tổ được ủy nhiệm thu lãi, thu tiền gửi của
tổ viên theo tỷ lệ hoa hồng được NHCSXH quy định từng thời kỳ. Hiện nay, tỷ lệ
hoa hồng được quy định như sau:
- Tỷ
lệ hoa hồng thu tiền gửi: 0,1%/tháng tính trên số dư bình quân tiền gửi của các
tổ viên trong Tổ hàng tháng.
- Tỷ lệ hoa
hồng đối với Tổ TK&VV được uỷ nhiệm thu lãi là 0,085%/tháng và đối với Tổ
không được uỷ nhiệm thu lãi là 0,075%/tháng.
(4) Được
NHCSXH xem xét khen thưởng theo định kỳ hoặc đột xuất.
1.9. Quyền lợi và Nghĩa vụ của tổ viên
a. Quyền
lợi của tổ viên:
- Được hỗ
trợ thủ tục, hồ sơ vay vốn và nhận vốn vay trực tiếp từ NHCSXH theo danh sách
đã được phê duyệt khi vay vốn.
- Được tham
gia các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất, khuyến nông, khuyến lâm,
khuyến ngư, các dịch vụ về cung ứng vật tư kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm… (nếu
có).
- Được bàn
bạc và biểu quyết các công việc của Tổ và đề đạt ý kiến, nguyện vọng với Ban
quản lý Tổ.
b.
Nghĩa vụ của tổ viên
- Chấp hành
Quy ước hoạt động và biểu quyết tại các cuộc họp của Tổ.
- Sử dụng
vốn vay đúng mục đích; trả nợ gốc, trả lãi đầy đủ, kịp thời.
- Có trách
nhiệm giám sát lẫn nhau trong việc vay vốn, trả nợ Ngân hàng và việc thực hiện
Quy ước hoạt động của Tổ.
- Chịu sự
kiểm tra, giám sát của Ban quản lý Tổ, Trưởng thôn, Ban giảm nghèo, chính quyền
cơ sở, tổ chức Hội và NHCSXH trong quá trình sử dụng vốn vay Ngân hàng.
1.10. Các trường hợp phát sinh trong quá trình hoạt động
của Tổ
a. Thay đổi
thành viên Ban quản lý Tổ
Trường hợp
thay đổi thành viên Ban quản lý Tổ thì tổ chức Hội, đoàn thể cấp xã phải tổ
chức họp để bầu người thay thế. Cuộc họp này phải có sự tham gia, chứng kiến
của Trưởng thôn.
Kết thúc
cuộc họp, tổ chức Hội, đoàn thể phải báo cáo và trình UBND cấp xã phê duyệt vào
biên bản họp Tổ (mẫu 10B/TD), sau đó gửi NHCSXH nơi cho vay 01 bản và giao cho
Tổ lưu giữ 01 bản.
Lưu ý: Khi
thay đổi thành viên nào trong Ban quản lý Tổ thì ghi rõ thành viên đó trên Biên
bản, đồng thời UBND cũng chỉ xác nhận thành viên Ban quản lý Tổ được thay đổi.
b. Kết nạp
tổ viên mới vào Tổ và cho tổ viên ra khỏi Tổ:
- Hộ nghèo,
hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác khi có nhu cầu vay vốn NHCSXH đều
được gia nhập vào Tổ. Các Tổ được kết nạp thêm tổ viên mới nhưng tối đa không
quá 60 tổ viên/Tổ.
- Tổ viên
có thể ra khỏi Tổ khi không còn nhu cầu vay vốn NHCSXH; tổ viên bắt buộc phải
ra khỏi Tổ theo nghị quyết của Tổ khi không thực hiện đúng Quy ước hoạt động
của Tổ. Trong các trường hợp này, tổ viên phải trả hết các khoản nợ cho Ngân
hàng.
Lưu ý: Các
trường hợp kết nạp, cho tổ viên ra khỏi Tổ, thay đổi mức gửi tiền, họp bình xét
và các nội dung họp khác của Tổ về các vấn đề liên quan đến quản lý, sử dụng
vốn vay, hoạt động của Tổ TK&V…, Tổ trưởng chủ trì cuộc họp hoặc ủy quyền
cho tổ phó chủ trì, nhưng phải mời tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác cấp xã và
trưởng thôn tham dự. Cuộc họp được lập thành biên bản (mẫu 10C/TD) được đóng
thành quyển lưu tại Tổ. Trường hợp kết nạp, cho tổ viên ra khỏi Tổ, thay đổi
mức gửi tiền tối thiểu và các nội dung liên quan đến kiến nghị với NHCSXH phải
phô tô 01 bản gửi NHCSXH nơi cho vay.
c.
Giải thể Tổ
- Tổ tự
nguyện giải thể khi các tổ viên không còn nhu cầu vay vốn và đã hoàn thành
nghĩa vụ trả nợ, lãi cho NHCSXH.
- Theo đề
nghị của NHCSXH về chia tách, sáp nhập Tổ hoặc Tổ hoạt động kém hiệu quả, có
nhiều thành viên vi phạm Quy ước hoạt động của Tổ.
- Việc giải
thể Tổ phải được UBND cấp xã nơi công nhận và cho phép Tổ hoạt động chấp thuận
cho giải thể.
1.11. Sinh hoạt Tổ
- Tổ sinh
hoạt định kỳ (tháng hoặc quý) theo quy ước hoạt động của Tổ.
- Tổ có thể
sinh hoạt đột xuất để giải quyết công việc phát sinh (nếu có).
- Nội dung
sinh hoạt từng lần do Tổ trưởng chuẩn bị để đưa ra tập thể bàn bạc và biểu
quyết.
- Cuộc họp
của Tổ khi có các nội dung biểu quyết thì phải được ít nhất 2/3 số tổ viên dự
họp và có ít nhất 2/3 số tổ viên có mặt tại cuộc họp tán thành mới có giá trị
thực hiện. Các nội dung họp Tổ phải có biểu quyết: Kết nạp tổ viên, cho tổ viên
ra khỏi Tổ, nội dung quy ước hoạt động, bầu tổ trưởng và tổ phó, bình xét cho
vay từng hộ. Nội dung cuộc họp Tổ phải được lập thành biên bản và thông qua
trước khi kết thúc cuộc họp.
1.12. Hồ sơ lưu trữ tại Tổ
Hồ sơ lưu
trữ tại Tổ gồm hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn và các loại sổ sách, giấy tờ khác
được lưu trữ tại Tổ, cụ thể như sau:
* Hồ sơ
pháp lý của Tổ:
- Biên bản
họp Tổ mẫu số 10A/TD, 10B/TD và 10C/TD
- Hợp đồng
uỷ nhiệm ký với NHCSXH mẫu 11/TD
- Các phụ
lục hợp đồng (nếu có)
* Hồ sơ vay
vốn và các loại sổ sách, giấy tờ lưu trữ tại Tổ:
- Danh sách
Hộ gia đình đề nghị vay vốn mẫu 03/TD
- Thông báo
kết quả phê duyệt cho vay mẫu 04/TD
- Bảng kê
thu lãi - thu tiền gửi - thu nợ gốc từ tiền gửi và chi trả hoa hồng (mẫu số
12/TD)
- Thông báo
danh sách chuyển nợ quá hạn mẫu số 14/TD (nếu có)
- Thông báo
xử lý nợ bị rủi ro (nếu có)
- Bảng kê
lãi phải thu - lãi thực thu-tiền gửi -thu nợ gốc từ tiền gửi (Bảng kê 13/TD)
- Danh sách
đối chiếu dư nợ vay (mẫu 15/TD)
- Biên bản
kiểm tra các năm mẫu số 16/TD
- Danh sách
người vay đề nghị nộp lãi trong thời gian ân hạn (MS 01/DS)
Hồ sơ, giấy
tờ phải được sắp xếp theo thứ tự thời gian để thuận lợi cho việc tra cứu. Toàn
bộ hồ sơ của Tổ được lưu thành 02 tập: 01 tập theo dõi nợ đang lưu hành và 01
tập theo dõi nợ đã tất toán.
1.13. Mối quan hệ của Tổ với UBND cấp xã, tổ chức Hội đoàn
thể và NHCSXH
a. Giữa Tổ
TK&VV với UBND cấp xã
- Tổ được thành
lập và hoạt động khi được UBND xã chấp thuận.
- Chịu sự
chỉ đạo, quản lý, kiểm tra trực tiếp của UBND cấp xã.
- Thực hiện
kiểm tra, giám sát hoạt động của Tổ (thông qua Trưởng thôn).
- Xử lý các
khoản nợ quá hạn do Tổ TK&VV theo dõi, quản lý.
- Tổ TK&VV
có trách nhiệm báo cáo thường xuyên với UBND cấp xã về tình hình sử dụng vốn
vay của tổ viên, tình hình hoạt động của Tổ và các vấn đề phát sinh trong việc
thực hiện Quy ước (tổ viên sử dụng vốn vay sai mục đích, thay đổi chỗ ở ra
ngoài địa bàn xã và các trường hợp khác ảnh hưởng đến hoạt động của Tổ và chất
lượng tín dụng).
b.
Giữa Tổ TK&VV với các tổ chức Hội, nhận uỷ thác
* Trách
nhiệm của Tổ TK&VV với tổ chức Hội
Tổ có trách
nhiệm phối hợp với các tổ chức Hội, đoàn thể trong việc gắn sinh hoạt Tổ với
sinh hoạt của các tổ chức Hội.
* Trách
nhiệm của Tổ chức Hội đối với Tổ TK&VV
- Các tổ
chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác động viên hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối
tượng chính sách khác gia nhập Tổ, thực hành tiết kiệm, tương trợ nhau trong
sản xuất và đời sống, trả nợ NHCSXH đúng hạn, mang lợi ích cho các tổ viên và
cộng đồng.
- Các tổ
chức hội, đoàn thể nhận ủy thác cho vay có trách nhiệm theo dõi giám sát hoạt
động của Tổ đảm bảo đúng Quy chế này và theo các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ uỷ
thác của NHCSXH, đồng thời phối hợp với Ngân hàng tổ chức thực hiện việc đào
tạo nâng cao trình độ quản lý cho Ban quản lý Tổ.
c. Giữa Tổ
TK&VV với NHCSXH
* Trách
nhiệm của NHCSXH với Tổ TK&VV
- Hướng dẫn
tổ TK&VV về thủ tục vay vốn và gửi tiền của tổ viên, kiểm tra việc sử dụng
tiền vay và trả nợ Ngân hàng của tổ viên.
- Hướng dẫn
các hoạt động gửi tiền, cách ghi chép về các nội dung liên quan đến hoạt động
của Tổ, thống kê báo cáo. Các hoạt động ủy nhiệm và xử lý nợ.
- Tuyên
truyền các chế độ, chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi của Đảng, Chính phủ
để tổ TK&VV tuyên truyền tới tổ viên.
- Đôn
đốc hoạt động của Tổ, NHCSXH có trách nhiệm theo dõi, giám sát hoạt động của Tổ
- Phối hợp
với UBND cấp xã và tổ chức Hội nhận ủy thác tổ chức thực hiện việc đào tạo nâng
cao trình độ nghiệp vụ, quản lý cho Ban quản lý Tổ.
* Trách
nhiệm của Tổ TK&VV với NHCSXH
- Thông báo
kịp thời cho NHCSXH những trường hợp tổ viên sử dụng vốn vay sai mục đích, thay
đổi chỗ ở ra ngoài địa bàn xã và các trường hợp khác ảnh hưởng đến hoạt động của
Tổ và chất lượng tín dụng.
- Kết hợp
với NHCSXH để xử lý các trường hợp nợ quá hạn, nợ bị chiếm dụng, có biện pháp
thu hồi đối với trường hợp có điều kiện trả nợ đến hạn, quá hạn, nhưng không
trả nợ và tất cả các trường hợp chiếm dụng vốn gốc, lãi của tổ viên.
- Kiểm tra,
xác minh và có ý kiến về việc tổ viên đề nghị gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ,
xử lý nợ bị rủi ro.
- Nêu những
kiến nghị của hộ vay với NHCSXH.
2. NGHIỆP VỤ NHẬN TIỀN GỬI CỦA TỔ VIÊN TỔ TK&VV
2.1. Mục đích nhận tiền gửi
Hỗ trợ tổ
viên Tổ TK&VV thực hành tiết kiệm và từng bước tiếp cận với các dịch vụ
Ngân hàng.
2.2. Đối tượng gửi tiền: Là các tổ viên của tổ TK&VV có
nhu cầu gửi tiền vào NHCSXH.
2.3. Tài khoản tiền gửi của tổ viên Tổ TK&VV
a) Mỗi tổ
viên Tổ TK&VV tham gia gửi tiền tại NHCSXH được mở tài khoản tiền gửi không
kỳ hạn để theo dõi số tiền gửi vào, rút ra và số dư tiền gửi.
b) Tổ viên
được sử dụng tài khoản tiền gửi để gửi tiền vào hoặc rút tiền ra từ tài khoản
tiền gửi theo các hình thức sau:
- Gửi tiền
vào NHCSXH:
+ Gửi tiền
mặt thông qua Ban quản lý Tổ TK&VV tại nơi tổ viên cư trú.
+ Trực tiếp
gửi tiền mặt tại Điểm giao dịch xã hoặc Trụ sở NHCSXH nơi mở tài khoản tiền
gửi.
+ Chuyển
tiền đến để gửi vào tài khoản tiền gửi.
- Rút tiền
từ tài khoản tiền gửi:
+ Rút tiền
mặt tại Điểm giao dịch xã hoặc Trụ sở NHCSXH nơi mở tài khoản tiền gửi.
+ Đề nghị
chuyển khoản thông qua Ban quản lý Tổ TK&VV tại nơi cư trú để trả nợ, trả
lãi tiền vay tại NHCSXH.
+ Trực tiếp
chuyển khoản tại Điểm giao dịch xã hoặc Trụ sở NHCSXH nơi mở tài khoản tiền gửi
để trả nợ, trả lãi tiền vay tại NHCSXH.
c) Lãi suất
tiền gửi:
Tổ viên Tổ
TK&VV được NHCSXH trả lãi theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn tại NHCSXH
nơi nhận tiền gửi vào định kỳ hàng tháng.
d) Thực
hiện đăng ký mở tài khoản tiền gửi
- NHCSXH
nơi nhận tiền gửi hướng dẫn Tổ trưởng Tổ TK&VV cho tổ viên đăng ký mở tài
khoản tiền gửi theo mẫu 01/TG “Danh sách tổ viên đăng ký mở tài khoản tiền gửi”
có chữ ký Mẫu của tổ viên gửi tiền.
- Mẫu 01/TG
được lập thành 2 liên (NHCSXH 01 liên; Tổ trưởng tổ TK&VV giữ 01 liên).
- Khi kết
nạp, bổ sung tổ viên vào Tổ TK&VV thì Tổ trưởng tổ TK&VV phải lập Danh
sách tổ viên theo mẫu 01/TG bổ sung.
- Danh sách
01/TG được sử dụng mỗi khi tổ viên tổ TK&VV rút tiền gửi bằng tiền mặt tại
Điểm giao dịch xã hoặc trụ sở NHCSXH.
- Khi có tổ
viên rút tiền gửi tại Điểm giao dịch xã thì Kế toán NHCSXH nơi nhận tiền gửi
sao 01 bản cho Kiểm soát viên để đối chiếu Mẫu chữ ký của tổ viên.
2.4. Ủy nhiệm cho Ban quản lý Tổ TK&VV thực hiện một
phần nghiệp vụ tiền gửi
a) Nội dung
ủy nhiệm
- Nhận tiền
gửi của tổ viên
- Nhận đề
nghị của tổ viên chuyển khoản để trả nợ, trả lãi tiền vay cho NHCSXH
b) Hình
thức ủy nhiệm: NHCSXH ký Hợp đồng với Tổ TK&VV theo mẫu 11/TD.
c) Điều
kiện ủy nhiệm
- Tổ
TK&VV được thành lập và hoạt động theo đúng quy định (Hiện nay, là QĐ số
15/QĐ-HĐQT ngày 05/3/2013)
- Tổ
TK&VV có quy ước về việc gửi tiền của các tổ viên.
- Tổ
TK&VV không có nợ bị chiếm dụng (trừ các khoản nợ bị chiếm dụng nhận bàn
giao do việc củng cố, sắp xếp Tổ TK&VV).
- Ban quản
lý Tổ TK&VV đã được NHCSXH đào tạo, tập huấn nghiệp vụ nhận tiền gửi, có
khả năng quản lý, có kỹ năng ghi chép sổ sách và được NHCSXH tín nhiệm ủy nhiệm
thu lãi tiền vay.
2.5. Chi trả hoa hồng cho Ban quản lý Tổ
a) Tiền hoa
hồng được tính theo công thức
Tiền hoa hồng
|
=
|
Mức hoa hồng
|
x
|
Số dư bình quân tài khoản tiền gửi của tổ viên
|
Trong đó:
- Mức hoa
hồng được Tổng Giám đốc quy định từng thời kỳ. Hiện nay, mức hoa hồng là 0,1%.
- Số dư bình quân tài khoản tiền gửi của tổ viên
|
=
|
Số dư đầu ngày 01
của tháng
|
+
|
Số dư ngày cuối cùng của tháng
|
2
|
b) Định kỳ
chi trả hoa hồng:
- NHCSXH
chi trả hoa hồng cho Ban quản lý Tổ TK&VV theo định kỳ hàng tháng vào ngày
cuối cùng của tháng trên cơ sở số dư bình quân tài khoản tiền gửi của tổ viên.
- Số tiền
hoa hồng được chuyển vào tài khoản tiền gửi của Tổ trưởng.
3. HƯỚNG DẪN CÁC MẪU BIỂU HỌP TỔ TK&VV
Để phản ánh
kết quả các cuộc họp của Tổ TK&VV đảm bảo công khai, dân chủ và đầy đủ các
nội dung, Biên bản họp Tổ TK&VV bao gồm các mẫu số 10A/TD, 10B/TD, 10C/TD.
3.1. Biên bản họp Tổ mẫu số 10A/TD
- Mục đích
sử dụng: Khi thành lập mới Tổ TK&VV
- Nội dung:
Danh sách tổ viên, nội dung quy ước hoạt động của Tổ, kết quả bầu Ban quản lý
Tổ, phê duyệt của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã về việc chấp thuận và cho phép
hoạt động.
- Yêu cầu:
Sau khi họp thành lập Tổ, lập 02 bản mẫu số 10A/TD. Người chủ trì có trách
nhiệm báo cáo và trình Chủ tịch UBND cấp xã phê duyệt, sau đó gửi NHCSXH nơi
cho vay 01 bản, 01 bản giao cho Tổ trưởng Tổ TK&VV lưu giữ.
3.2. Biên bản họp Tổ mẫu số 10B/TD
- Mục đích
sử dụng: Để thay đổi thành viên Ban quản lý Tổ.
- Nội dung:
Ghi rõ tên thành viên thay đổi trên Biên bản, đồng thời xác nhận lại thành viên
được thay đổi đó trong phần xác nhận của UBND cấp xã.
- Yêu cầu:
Kết thúc cuộc họp lập 02 bản mẫu số 10B/TD. Tổ chức Hội có trách nhiệm báo cáo
và trình Chủ tịch UBND cấp xã phê duyệt, sau đó gửi NHCSXH nơi cho vay 01 bản
và giao cho Tổ trưởng Tổ TK&VV 01 bản để lưu giữ.
3.3. Biên bản họp Tổ mẫu số 10C/TD
- Mục đích
sử dụng: Kết nạp tổ viên và cho tổ viên ra khỏi Tổ, bình xét cho vay, thống
nhất việc thực hành tiết kiệm của các tổ viên hoặc thay đổi mức tiền gửi tối
thiểu của các tổ viên trong Tổ, các nội dung họp khác của Tổ về các vấn đề liên
quan đến quản lý, sử dụng vốn vay, hoạt động của Tổ TK&VV,...
- Nội dung:
+ Khi họp
kết nạp bổ sung tổ viên và cho tổ viên ra khỏi Tổ: cần ghi cụ thể danh sách tổ
viên kết nạp bổ sung, danh sách tổ viên ra khỏi Tổ, số tổ viên dự họp tán
thành. Phần cuối danh sách tổ viên được kết nạp bổ sung hoặc ra khỏi Tổ cần xác
định được “Tổng số tổ viên của Tổ sau kỳ họp này” bằng tổng số tổ viên của Tổ
được ghi trong Biên bản họp kỳ trước liền kề cộng (+) số tổ viên được kết nạp
bổ sung tại kỳ họp này trừ (-) số tổ viên ra khỏi Tổ tại kỳ họp này.
+ Khi họp
bình xét cho vay: Ghi cụ thể Danh sách người được vay vốn, chương trình cho
vay, số tiền được vay, thời hạn cho vay, mục đích sử dụng vốn vay và số tổ viên
dự họp tán thành.
+ Khi họp
thống nhất việc thực hành gửi tiền: Ghi cụ thể “Các tổ viên đã thống nhất thực
hành tiết kiệm và gửi tiền vào NHCSXH theo định kỳ hàng tháng với mức tối thiểu
là ............... đồng/tổ viên, kể từ tháng…../……..”.
- Yêu cầu:
+ Đối
với các cuộc họp: Bổ sung tổ viên, cho tổ viên ra khỏi Tổ, thống nhất hoặc thay
đổi mức gửi tiền tối thiểu và các nội dung có liên quan đến kiến nghị với
NHCSXH, Ban quản lý Tổ phải phô tô 01 bản Biên bản họp Tổ mẫu số 10C/TD với đầy
đủ chữ ký của các thành phần tham gia và gửi NHCSXH nơi cho vay.
+ Biên bản
họp Tổ theo mẫu 10C/TD được đóng thành quyển.
4. HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ THU LÃI, THU TIỀN GỬI
4.1. Giới thiệu Biên lai thu lãi và thu tiền gửi (Mẫu
01/BL)
4.1.1. Cấu
trúc của Biên lai thu lãi và thu tiền gửi
Biên lai
thu lãi và thu tiền gửi gồm 3 phần chính:
Phần I. “THU LÃI TIỀN VAY”
- Từ cột 1
đến cột 6 được Ngân hàng in sẵn, trường hợp hộ vay không có nợ lãi tháng trước
thì cột 4 "Lãi tồn" được in số 0.
- Số tiền
trên cột 6 là Tổng số tiền lãi mà tổ viên còn nợ ngân hàng phải thu đến ngày
giao dịch cố định tại xã.
- Cột 7,
cột 8 và cột 9 của biên lai "Số tiền lãi thực thu kỳ này” được để trống, dành
cho tổ trưởng ghi khi thu được tiền mặt hoặc tổ viên yêu cầu rút từ tiền gửi
tiết kiệm để nộp lãi.
+ Số tiền
ghi vào cột 7 của Biên lai là số tiền mặt thực nộp của tổ viên
+ Số tiền
ghi vào cột 8 của Biên lai là số tiền tổ viên yêu cầu rút từ tiền gửi để nộp
lãi tiền vay.
+ Số tiền
ghi vào cột 9 của Biên lai = (cột 7+ cột 8) là tổng số tiền tổ viên nộp
tiền mặt và rút tiền gửi để nộp lãi tiền vay.
Phần II.
“THU TIỀN GỬI”
- Số tiền
tại mục "Số dư tiền gửi kỳ trước" được Ngân hàng in sẵn là số tiền
gửi mà tổ viên đã gửi các lần trước.
- Mục
"Số tiền gửi kỳ này" được để trống. Nếu tổ viên gửi tiền thì Tổ
trưởng ghi số tiền vào đó.
Phần III.
“TỔNG CỘNG TIỀN MẶT THỰC THU LẦN NÀY (Cột 7 mục I + số tiền gửi kỳ này mục II”
Phần ghi số
tiền bằng số và bằng chữ được để trống cho Tổ trưởng ghi vào khi thu được tiền
lãi, tiền gửi của tổ viên.
4.1.2. Một
số điểm cần chú ý về Biên lai (mẫu 01/BL)
- Biên lai
01/BL được NHCSXH in hàng tháng và giao trực tiếp cho Tổ trưởng tổ TK&VV.
- Biên lai
tháng nào chỉ sử dụng thu tiền của tháng đó. Biên lai không thu được tiền của
tháng trước thì nộp lại cho Ngân hàng vào phiên giao dịch.
- Biên lai
chỉ thu được một phần do khách hàng không đủ tiền thì vẫn thu và ghi số tiền
thực nộp. Số lãi chưa thu đủ tháng này Ngân hàng tính vào lãi tồn của tháng
sau.
- Nếu Tổ
trưởng đánh mất Biên lai phải viết "Giấy đề nghị cấp lại Biên lai"
ghi rõ tên tổ viên, lý do cấp lại và cam kết chịu trách nhiệm nếu bị kẻ gian
lợi dụng thì được Ngân hàng cấp lại và đóng dấu "Cấp lại lần 2" ở
phía trên góc phải biên lai.
- Nếu tổ
viên chỉ có dư nợ chương trình tín dụng chưa nộp lãi trong thời gian ân hạn
nhưng hàng tháng có gửi tiền thì ngân hàng vẫn thực hiện in Biên lai. Trong đó,
trên biên lai tại phần I – THU LÃI TIỀN VAY chỉ thể hiện ở cột 1, cột 2, cột 3;
từ cột 4 đến cột 9 được để trống.
- Nếu tổ
viên đã trả hết các khoản nợ vay nhưng vẫn gửi tiền thì tất cả các cột trên
phần thu lãi được in số 0, phần thu tiền gửi thực hiện bình thường.
- Nếu tổ
viên đã trả hết các khoản nợ vay nhưng chưa rút hết tiền gửi và cũng không tiếp
tục gửi tiền thì ngân hàng không thực hiện in Biên lai.
4.2. Giới thiệu Bảng kê lãi phải thu - lãi thực thu - tiền
gửi - thu nợ gốc từ tiền gửi (Mẫu số 13/TD).
- Bảng kê
mẫu số 13/TD gồm 15 cột, trong đó:
+ Từ cột 1-
8 và cột 12 do NHCSXH in sẵn số liệu khớp đúng với số liệu trên Biên lai của
từng tổ viên. Mẫu này được liệt kê toàn bộ các hộ còn dư nợ của Tổ TK&VV
đến ngày giao dịch cố định tại xã.
+ Từ cột
9-13 (trừ cột 12) dành cho Tổ trưởng ghi sau khi đã thu được tiền của tổ viên
trên Biên lai 01/BL
+ Cột 14
dành cho tổ trưởng ghi, khi tổ viên đề nghị trích từ tiền gửi để trả nợ gốc.
+ Cột 15,
dành cho tổ viên ký khi đã nộp tiền cho tổ trưởng.
- Các nội
dung ngoài cột mẫu biểu là phần diễn giải các khoản thu để Tổ TK&VV tổng
hợp và thuận lợi khi thanh toán với cán bộ NHCSXH.
4.3. Quy trình thu lãi, thu tiền gửi và ghi chép Biên lai
thu lãi (Mẫu 01/BL) và Bảng kê Lãi phải thu - lãi thực thu - tiền gửi - thu nợ
gốc từ tiền gửi (Mẫu 13/TD).
* Thu lãi,
thu tiền gửi tại Tổ
Trước ngày
giao dịch cố định tại xã, Tổ trưởng thu lãi, thu tiền gửi của tổ viên và thực
hiện theo các bước sau:
Bước 1: Thu
tiền và ghi vào Biên lai:
- Phần I. Thu lãi tiền vay:
+ Nếu
tổ viên nộp lãi bằng tiền mặt thì Tổ trưởng nhận tiền và ghi số tiền vào cột 7
của Mẫu số 01/BL;
+ Nếu tổ
viên yêu cầu rút tiền gửi để nộp lãi thì ghi số tiền vào cột 8 của Mẫu số
01/BL.
+ Tổng số
tiền lãi thu được của tổ viên (bao gồm cột 7 + cột 8) được ghi vào cột 9 của
Mẫu số 01/BL.
- Phần II.
Thu tiền gửi: Nếu tổ viên gửi tiền thì Tổ trưởng nhận tiền và ghi vào mục “Số
tiền gửi kỳ này”. Nếu tổ viên không gửi tiền thì Tổ trưởng ghi chữ
"không" vào.
- Phần III.
Tổng cộng tiền mặt thực thu lần này: Số tiền lãi thực thu ở cột 7 mục I + Số
tiền gửi kỳ này mục II
Bằng số:
phải ghi đến đơn vị đồng; Bằng chữ: ghi đầy đủ số tiền bằng chữ và khớp đúng
với số tiền bằng số.
Bước 2: Ghi
trên bảng kê 13/TD:
Sau khi ghi
xong Biên lai thu lãi, Tổ trưởng căn cứ số tiền trên Biên lai để ghi vào Bảng
kê 13/TD, đảm bảo khớp đúng giữa Mẫu 01/BL và Mẫu 13/TD, cụ thể:
- Về thu
lãi tiền vay:
+ Số tiền
cột 7 của Biên lai được ghi vào cột 9 của Bảng kê mẫu 13/TD
+ Số tiền
cột 8 của Biên lai được ghi vào cột 10 của Bảng kê mẫu 13/TD
+ Số tiền
cột 9 của Biên lai được ghi vào cột 11 của Bảng kê mẫu 13/TD
- Về thu
tiền gửi:
Số tiền gửi
kỳ này của ở Phần II Biên lai được ghi vào cột 13 Bảng kê mẫu13/TD.
- Về thu nợ
gốc từ tiền gửi: Nếu người vay đề nghị rút tiền gửi để trả nợ gốc thì tổ trưởng
ghi số tiền trả nợ gốc vào cột 14.
Lưu ý: Trên
mẫu số 13/TD tổng cộng cột 11 phải bằng cột 9 cộng cột 10
- Bước 3:
Kí chứng từ và trả Biên lai
- Sau khi
Tổ trưởng thu, ghi đầy đủ các yếu tố trên mẫu 01/BL và 13/TD, tổ trưởng thực
hiện:
+ Ký và ghi
rõ họ tên, ngày tháng năm vào mẫu 01/BL và trả lại Biên lai cho người nộp tiền
để lưu giữ.
+ Yêu cầu
người nộp tiền ký vào cột 15 Bảng kê mẫu 13/TD,
+ Kết thúc
việc thu lãi của các tổ viên, Tổ trưởng cộng tổng số tiền lãi, tiền gửi thu
được và tiền thu nợ gốc bằng chuyển khoản trên Bảng kê 13/TD.
* Nộp tiền
tại Điểm giao dịch cố định tại xã
Khi nộp
tiền, Tổ trưởng phải mang theo Bảng kê mẫu 13/TD đến ngân hàng để làm thủ tục
nộp tiền.
Lưu ý:
- Sau mỗi
lần thanh toán với NHCSXH, Tổ trưởng lưu giữ đầy đủ các chứng từ của NHCSXH
như: Bảng kê mẫu 13/TD, 12/TD, Danh sách 01/DS, và chứng từ khác (nếu có) được
sắp xếp theo thứ tự thời gian để thuận lợi cho việc tra cứu.
- Nếu Tổ
trưởng không đến giao dịch với ngân hàng được thì có thể giao toàn bộ các giấy
tờ và tiền cho Tổ phó đến Điểm giao dịch để giao dịch với Ngân hàng. Nếu Tổ
trưởng ủy quyền cho Tổ phó lĩnh hoa hồng thì làm Giấy ủy quyền (Mẫu 20/TD ).
Người được ủy quyền phải có giấy CMND và Giấy ủy quyền có xác nhận của UBND cấp
xã.
Theo
nguồn Ban Phong trào thanh niên Tỉnh đoàn