Hoạt
động tập thể trong sinh hoạt Đoàn có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trong các buổi
sinh hoạt tập thể nó giúp cho liên kết các đoàn viên với nhau. Dưới đây là một
số kĩ năng tổ chức trò chơi
1.
Quản trò là người quan trọng nhất:
Nội
dung trò chơi hay người chơi tham gia nhiệt tình nhưng quản trò không biết cách
tổ chức trò chơi thì cuộc vui chơi tập thể sẽ kém phần hấp dẫn và khó thành
công. Vì vậy rèn luyện kỹ năng quản trò là một vấn đề hết sức quan trọng đối
với người cán bộ thanh niên ở cơ sở.
1.2. Biết
cách sử dụng trò chơi đúng đối tượng và hợp với trò chơi:
Khi
chuẩn bị cuộc chơi, quản trò phải quan sát trạng thái tâm lý, niềm say mê nhiệt
tình của người chơi, từ đó lựa chon những trò chơi cho phù hợp. Hãy chọn những
trò chơi đơn giản mà mọi người đều có thể dễ dàng thực hiện. Khi người chơi đã
nhập cuộc thì tiếp tục đưa vào những trò chơi đòi hỏi cao hơn, phức tạp hơn.
Cũng cần có những trò chơi hay dành cho phần kết thúc để người chơi có cảm giác
"thòm thèm" muốn chơi nữa.
1.3. Bắt
đầu cuộc chơi một cách dí dỏm, hài hước, hấp dẫn:
Điều
kiện để cuộc chơi thành công là người chơi muốn chơi, nắm vững luật chơi, tự
nguyện, nhiệt tình chủ động tham gia trò chơi. Vì vậy, trước hết cần dùng những
lời nói ngắn gọn, hài hước, dí dỏm giới thiệu tên trò chơi, mục đích ý nghĩa
của nó. Tiếp theo cần nêu rõ cách chơi và những "luật lệ” cần tuân thủ.
Sau cùng là nêu trước ý định sẽ thưởng phạt những ai chơi tốt hay phạm luật.
Cần cho mọi người
chơi thử một lần: "chơi nháp", sau đó tiến hành chơi thật và cử trọng
tài bắt lỗi những ai phạm luật.
1.4. Biết
điều hành trò chơi một cách linh họat, thông minh:
Dự
kiến những tình huống bất trắc và xử lý tình huống một cách hợp lý.
Quản trò phải di
chuyển sao cho có thể quan sát được toàn bộ cuộc chơi, nhanh chóng phát hiện ra
những người lanh lợi, hoạt bát, dí dỏm làm nòng cốt cho cuộc chơi.
Nghiêm
túc tuân thủ luật chơi đảm bảo thực sự công bằng, bình đẳng, song vẫn vui vẻ,
thoải mái và hào hứng.
Cuộc
chơi bắt đầu từ những trò chơi đơn giản nhất và phức tạp lên dần. Biết dùng
những trò chơi phụ làm "hình phạt" tạo điều kiện cho mọi người được
thư giãn và biết chấm dứt cuộc chơi đúng thời điểm (tốt nhất là vào lúc cao
điểm) hay đã phân định thắng thua rõ ràng. Cố gắng duy trì một bầu không khí
hoàn toàn thoải mái, thư giãn thật sự, không kể gì thắng hay thua.
1.5. Biết
cách luyện tập tác phong phù hợp trong khi điều khiển trò
chơi:
Dáng
điệu, cử chỉ của người quản trò phải gây được thiện cảm, tạo sự chú ý ban đầu,
tạo nên sự gần gũi thân quen trong suốt cuộc chơi.
Tâm hồn trong sáng
cởi mở toàn tâm toàn ý cho cuộc vui chung. Biết hành động, biết nói sao cho
đúng lúc, đúng đối tượng, biết khích lệ tán dương sự cố gắng của mọi người nhằm
bảo đảm hiệu quả giáo dục sâu sắc trong cuộc chơi.
Có
bản lĩnh vững vàng, ứng xử nhanh nhẹn không cáu gắt, la mắng và sẵn sàng nhường
"diễn đàn" cho những quản trò khác mà không mặc cảm.
Biết
cách sẵn sàng thay đổi trò chơi theo yêu cầu của người chơi, nhanh chóng phát
hiện và chỉ định quản trò cho phù hợp với từng trò chơi.
1.6. Biết
tích lũy kiến thức và kinh nghiệm, thực sự cầu thị:
Qua
quan sát những quản trò khác, người chơi trong cuộc rút ra những kinh nghiệm bổ
ích cho bản thân về vốn trò chơi, kỹ năng tổ chức chơi và phong cách của người
quản trò. Đồng thời chú ý lắng nghe ý kiến nhận xét quan sát thái độ của người
chơi để điều chỉnh những gì chưa hợp lí.
Quản
trò cần thuộc và hát đúng một số những bài hát cộng đồng (đơn giản, dễ nhớ, dễ
hát), để phục vụ cho trò chơi.
Nên
cần có cuốn sổ để sưu tầm, sáng tác trò chơi, những bài hát cộng đồng và những
băng reo trong sinh họat tập thể.
1.7. Mạnh
dạn, tự tin, khiêm tốn:
Khi
có cơ hội phải mạnh dạn tham gia các cuộc chơi khác nhau, là người chơi tích
cực, hăng hái, nhiệt tình trong các cuộc chơi. Phải xuất hiện đúng lúc, mạnh
dạn thực hiện vai trò của mình một cách tự tin, gây ấn tượng, tránh đứng ngoài
cuộc bình phẩm, chê bai người khác.
1.8. Những
điều nên tránh:
-
Đưa ra trò chơi không phù hợp với tâm trạng mọi người, người chơi chưa nắm vững
luật chơi, chưa có sự chuẩn bị chu đáo.
-
Những trò chơi xúc phạm đến nhân cách của người chơi, những trò chơi thiếu văn
hóa, thiếu tính giáo dục.
-
Dùng hình phạt thô bạo hay kéo dài thời gian phạt đối với người phạm luật hay
người thua, dễ gây nhàm chán.
-
Dáng vẻ quá đạo mạo, nghiêm nghị khi điều hành như là trọng tài của cuộc thi
đấu thể thao.
-
Thiên vị hoặc quá dễ dãi bỏ qua hình phạt đối với người phạm luật, người thua.
-
Kéo dài những động tác thừa làm cho người chơi cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.
-
Tự ái nóng nảy bỏ dở cuộc chơi khi bị xúc phạm hay bị người chơi chê trách.
2.
Làm thế nào để có nhiều trò chơi?
2.1. Sưu
tầm trò chơi:
Mỗi
cán bộ Đoàn, hội nên có bộ sưu tập trò chơi theo thể loại: Trò chơi dân gian,
trò chơi sinh họat tập thể và trò chơi thể thao từ các nguồn sau:
-
Các trò chơi đã được in thành sách.
-
Các trò chơi đã được in trong các báo chí và giới thiệu trên truyền hình.
-
Các trò chơi trong sinh họat cộng đồng mà bản thân được tham dự, được quan sát,
sau đó ghi chép lại.
-
Các trò chơi được người khác phổ biến lại.
Tổ
chức thi sưu tầm và điều khiển trò chơi: thông qua các cuộc sinh họat cộng
đồng, các lớp tập huấn cán bộ đoàn, hội có thể tổ chức cuộc thi sưu tầm và điều
khiển trò chơi phục vụ cho từng chủ đề nhất định. Sau đó chọn lọc biên tập lại,
nếu có điều kiện thì tổ chức chơi mà mỗi trò chơi đều được người sưu tầm đứng
ra làm quản trò.
2.2. Sáng
tác trò chơi:
Tổ
chức thi sáng tác trò chơi: Bằng phương pháp đã nêu trên có thể tổ chức cuộc
thi sáng tác trò chơi trong cán bộ, đoàn viên, hội viên theo các hướng sau:
-
Sáng tác trò chơi phục vụ cho từng đối tượng: Thiếu niên, nhi đồng, thanh niên
nông thôn, thanh niên quân đội, đối với thanh niên trường học nên chú ý thanh
niên PTTH, trung học dạy nghề, sinh viên.
-
Sáng tác trò chơi theo chủ đề gắn với các ngày lễ lớn trong năm, gắn với các
vấn đề dân số, sức khỏe, môi trường và sinh họat hàng ngày của các bạn trẻ.
-
Sáng tác trò chơi phục vụ cho từng loại hình sinh hoạt như: Cắm trại, dã ngoại,
CLB ngoại ngữ, CLB toán, CLB thơ,..
-
Mỗi trò chơi khi sáng tác cần tuân thủ những qui định chặt chẽ: Mục đích, yêu
cầu, ý nghĩa của trò chơi, đối tượng, số lượng người chơi, luật chơi và cách tổ
chức.
-
Sau mỗi cuộc thi cần biên tập lại, bổ sung, sửa đổi và phổ biến cho mọi người
thông qua chơi thử. Những trò chơi nào đạt yêu cầu cần đưa ngay vào bộ sưu tập.
-
Từ một trò chơi đã có, thiết lập nguyên tắc đưa ra nhiều trò chơi khác tương
tự: trên thực tế có những trò chơi hay có thể phát triển thành nhiều trò chơi
khác (là hệ quả của nó) mà người chơi không cảm thấy bị trùng lặp. Bí quyết
chính là ở chỗ tìm thấy nguyên tắc của nó rồi dựa vào từng hoàn cảnh, từng đối
tượng cụ thể để hình thành các trò chơi khác.
2.3. Sưu
tập các mẩu chuyện vui, các câu đố:
Những
mẩu chuyện vui, các loại câu đố dân gian hàng ngày là kho tư liệu quý cho chúng
ta trong điều hành cuộc chơi. Người quản trò nhất thiết phải có vốn đó để sử
dụng khi cần thiết như làm thư giãn cuộc chơi, hay chuyển sang trò chơi trí tuệ
(đố vui) hoặc trò chơi mang tính vui chơi giải trí (thi kể chuyện vui) v.v...
Ngoài
những phương pháp trên có thể tận dụng mọi điều kiện, mọi lúc để ghi chép những
kinh nghiệm, tư liệu của người khác mà mình bất chợt gặp hay những ý nghĩ xuất
hiện trong đầu.
Nếu
quan tâm thường xuyên đến những vấn đề trên bạn sẽ trở thành người quản trò
"giàu có" - một hành trang không thể thiếu được của người cán bộ
Đoàn, hội hôm nay.
3.
Cách xử lý các tình huống bất trắc:
Điều
khiển trò chơi cần phải có nghệ thuật. Nghệ thuật đó đòi hỏi ở khả năng xử lý
tình huống thường diễn ra trong các cuộc chơi. Xin giới thiệu một vài kinh
nghiệm xử lý các tình huống thường gặp.
3.1. Bắt
đầu cuộc chơi tập thể mất trật tự, thiếu tập trung chú ý: tình huống này
thường gặp ngay cả trong các buổi sinh họat, hội họp của Đoàn, hội. Để tạo sự
chú ý ban đầu, quản trò có thể:
-
Thực hiện một số băng reo, "tràng pháo tay", "mưa rơi",
"vỗ tay theo qui ước",...
-
Điếu khiển một trò chơi thông qua bài hát cộng đồng mà mọi người đều thuộc.
-
Dùng còi hay tiếng vỗ tay (tạo tiếng vỗ khác thường) để tập trung chú ý, sau đó
thực hiện một vài trò chơi đơn giản.
-
Sử dụng một vài "hình phạt vui" để buộc những người khác phải cố gắng
để không phạm luật.
-
Sử dụng nhóm "thành viên tích cực" (ngay từ đầu đã trật tự chăm chú
lắng nghe) làm nòng cốt cho một trò chơi đơn giản. Khi đó những người khác buộc
phải dừng các "việc riêng" khác, "tò mò" quan sát, sau đó
sẽ tự nguyện nhập cuộc.
-
Hát ngay một bài hát (không cần giới thiệu) rất tự nhiên và tỏ vẻ say sưa, từ
đó tạo ra sự chú ý cho mọi người...
3.2. Không
khí nặng nề trầm lắng, người chơi rụt rè, thiếu mạnh dạn: nếu thực hiện
ngay trò chơi sẽ dễ dàng thất bại.
-
Nên bắt đầu bằng một "trò ảo thuật" hoặc kể một câu chuyện tiếu lâm.
-
Tiếp đó thực hiện một số trò chơi tương ứng.
-
Tăng dần liều lượng những trò chơi mang tính chất thi đua giữa các nhóm. Khi
các nhóm đã vào cuộc để giành thắng lợi là bạn đã thành công.
3.3. Người
chơi nhiệt tình nhưng có sự ganh đua mãnh liệt giữa các nhóm: đây là điều
thường xảy ra, nếu như quản trò không có biện pháp xử lý thỏa đáng thì cuộc
chơi có thể mất hết ý nghĩa.
-
Trước hết quản trò phải nhanh chóng phát hiện nguyên nhân. Thông thường là do
luật chơi không chặt chẽ, quản trò thưởng phạt không công minh, người chơi
khích bác chê bai nhau. v.v...
-
Sau khi phát hiện đúng nguyên nhân, quản trò công khai tuyên bố trước mọi
người, rồi mới tiếp tục trò cũ hoặc chuyển sang trò mới và bắt đầu bằng những
quy ước chặt chẽ, kín kẽ hơn.
-
Khi chia nhóm chơi nên cử trưởng nhóm và chọn một số trọng tài "công
minh" không nằm trong các nhóm chơi.
-
Linh hoạt thay đổi trò chơi hay phương pháp điều khiển để tạo điều kiện cho
nhóm nào cũng có thể thắng cuộc.
-
Khi cuộc chơi ở mức cao trào, có thể chuyển sang các hình thức khác tạo sự hòa
hợp giữa các nhóm.
3.4. Người
chơi mệt mỏi và bắt đầu tỏ vẻ chán chường:
Có
nhiều nguyên nhân như: trò chơi quá khó, cuộc chơi quá dài hay luật chơi bắt
mọi người phải lặp đi lặp lại nhiều động tác đứng lên, ngồi xuống, chạy, đổi vị
trí...; trò chơi đơn điệu không hấp dẫn hoặc không phù hợp. Từ những nguyên
nhân cụ thể mà quản trò lựa chọn biện pháp xử lý thích hợp. Nhưng nói chung có
thể chọn một trò chơi thật nhẹ nhàng hấp dẫn hay một bài hát tập thể để chấm
dứt cuộc chơi. Cũng có thể chuyển sang thực hiện những trò chơi trí tuệ như
"Đố vui có thưởng", "Hát đối", hoặc "Kể chuyện
vui".
3.5. Không
khí trầm lắng thiếu sôi nổi:
Đây
cũng là tình huống thường gặp trong các buổi họp mặt hay trên đường đi tham
quan, dã ngoại. Trong trường hợp này nên sử dụng một số loại trò chơi như:
"nối từ" (chia nhóm,, nhóm này nêu ra một từ, nhóm kia tìm từ khác
nối vào sao cho hai từ đó có ý nghĩa, cứ vậy cho đến khi nhóm nào không tìm
được thì thua. Ví dụ: màu xanh - xanh tươi - mát mẻ - mẻ chua -chua ngoa - ngoa
ngoắt -...), "hát liên khúc", "hát nối", "đố
vui", thi kể chuyện tiếu lâm,...
3.6. Người
chơi đề nghị thực hiện những trò chơi ngoài dự kiến:
Trong
trường hợp này người quản trò nhanh chóng khéo léo thực hiện đề nghị đó, xem
như đó cũng là trò chơi được dự định từ trước (nếu quản trò hiểu rõ những trò
chơi đó). Cũng có thể khéo léo giới thiệu ngay người đề nghị điều khiển trò
chơi tập thể, khi đó mình đóng vai "quản trò phụ".
3.7. Chỉ
định ai làm gì nhưng họ không thực hiện: muốn thoát khỏi tình huống khó
khăn này có ba cách sau:
-
Thứ nhất, phát cho mỗi người một mẩu giấy trắng nhỏ. Người chơi với sự quen
biết của mình trong tập thể sẽ ghi vào giấy của mình đề nghị ai đó làm một việc
gì hợp với khả năng của họ. Quản trò thu lại và đọc từng mẩu giấy.
-
Thứ hai, dùng những trò chơi nhỏ để bắt lỗi. Những người bị phạm luật sẽ là
những người buộc phải thực hiện một yêu cầu hợp lý của quản trò.
-
Thứ ba, quản trò chuẩn bị một số mẩu giấy trong đó ghi rõ yêu cầu phổ thông
nhất: hát, kể chuyện, đọc thơ, cười, khóc... Sau đó chọn một trong các mẩu giấy
gài vào một bông hoa. Cả tập thể hát một bài và bông hoa được chuyển từ người
này sang người khác. Khi bài hát kết thúc, bông hoa ở trên tay ai thì người đó
sẽ mở mẩu giấy đọc to cho mọi người biết và thực hiện yêu cầu ghi trên mảnh
giấy đó.
3.8. Những
người phạm lỗi không muốn thực hiện hình phạt của cuộc chơi:
Trong
trường hợp này có thể vì hình phạt ngoài khả năng của người phạm lỗi, cũng có
thể vì nhút nhát không dám thực hiện hoặc do quản trò không nghiêm minh phạt
những người phạm lỗi trước đó. Vì vậy trước hết quản trò chọn những hình phạt
dễ thực hiện, chọn những trò chơi phụ để phạt như: "phỏng vấn",
"tìm người yêu", "tìm người chỉ huy" v.v...Nếu người phạm
lỗi quá nhút nhát, có thể tiếp tục trò chơi khác để bắt lỗi tập thể và dùng
hình phạt chung cho tập thể những người phạm lỗi, khi đó mọi người sẽ mạnh dạn
thêm lên.
Ngoài
8 tình huống thường gặp nêu trên còn có nhiều tình huống khác cần xử lý kịp
thời. Bí quyết thành công là ở chỗ người quản trò nắm vững tâm lí, nhu cầu của
người chơi, thường xuyên rèn luyện kỹ năng quản trò và thu thập, phân loại các
trò chơi, thực sự "ham chơi" khi cần thiết.
MỘT
SỐ CHƠI TRÒ CHƠI TẬP THỂ
1.
Cao cẳng cùng cò
Số người bị phạt:
Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân
hoặc phòng rộng
Cách phạt:
- Tập thể cùng hát
“Con cò có cái cổ cao cao, có cái cẳng cong cong”
- Quản trò hô: Cò
đâu? Cò đâu?
- Người bị phạt
đáp: Cò đây! Cò đây!- Quản trò: Cổ đâu?
- Người bị phạt:
Cổ đây! (đưa cổ, đầu ra)
- Quản trò: Cẳng
đâu?
- Người bị phạt: Cẳng
đây! (đưa chân trái ra)
Người bị phạt tập
trung thành một hàng dọc, chân phải co lên, người đứng sau cầm chân phải người
đứng trước. Tập thể cùng nhảy lò cò quanh vòng tròn khi tập thể bắt đầu hát.
2. Múa đôi
Số người bị phạt:
Tuỳ ý (hai hoặc nhiều người nhưng phải chẵn)
Địa điểm phạt: Sân
hoặc phòng rộng
Cách phạt: Hai
người bị phạt bị bịt mắt, đứng mỗi người một góc. Quản trò bắt một bài hát vui,
tất cả cùng hát. Trong khi đó, 2 người bị bắt vừa múa vừa tìm đến nhau. Khi nào
tìm thấy thì sẽ được về chỗ.
Chú ý: Khi 2 người
bị phạt càng đến gần nhau, người chơi sẽ hát to hơn, nhằm hướng dẫn họ dễ tìm
ra nhau.
3. Gia đình nhà Gà
Số người bị phạt:
Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân
hoặc phòng rộng
Cách phạt: Người
bị phạt xếp một hàng dọc, và ngồi xổm. Tập thể cùng hát bài “Đàn gà trong sân”,
người bị phạt nhảy quanh vòng tròn, hai tay làm cánh gà vỗ đều; vừa nhảy vừa mô
phỏng theo bài hát: “Gà mà biết gáy là con gà cha… Đi làng thang trong sân có
con gà, có con gà”…
4. Bữa tiệc bò
Số người bị phạt:
Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân
hoặc phòng rộng
Cách phạt: Tập thể
cùng nói “Bò nhúng dấm nhúng dấm, bò tùng xẻo tùng xẻo, bò lúc lắc lúc lắc”.
Người bị phạt đứng
thành hàng dọc hoặc vòng tròn làm động tác sau:
- Nhún theo điệu
câu nói “Bò nhúng dấm, nhúng dấm”.
- Lắc mông theo
điệu câu nói “bò lúc lắc, lúc lắc”
- Lấy hai tay làm
như xẻo mông “bò tùng xẻo, tùng xẻo”
Chú ý: Người bị
phạt vừa đọc theo, vừa làm động tác, vừa đi quanh vòng tròn.
5. Vịt béo
Số người bị phạt:
Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân
hoặc phòng rộng
Cách phạt: Tập thể
cùng hát theo thể tự do: “Đàn vịt bầu nó béo ghê. Nó xàng xê, xàng xê, xàng xê,
xàng xê”
Người bị phạt xếp
một hàng dọc hoặc vòng tròn, khi hát được cất lên thì người bị phạt cùng đi và
làm động tác:
- Câu 1: đưa 2 tay
lên vai và chân đi hình chữ bát
- Câu 2: đưa 2 tay
vòng trước bụng
- Câu 3: đứng yên
tại chỗ và lắc hông qua lại, cuối cùng thì nhảy qua lại.
6. Vịt lạ kỳ
Số người bị phạt:
Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân
hoặc phòng rộng
Cách phạt: Người
bị phạt đứng thành hàng dọc hay vòng tròn. Tập thể cùng hát bài hát “Một con
vịt xòe ra hai cái cánh…”, người bị phạt đi kiểu khuỵu gối và múa theo lời bài
hát. Sau mỗi câu, quản trò hô “vịt què”. Người bị phạt làm động tác gãy cánh và
múa tiếp.
Chú ý:
- Quản trò có thể
múa mẫu, cùng hát vỗ tay
- Quản trò có thể
hô những động tác khó hơn. Ví dụ: “vịt béo”, “vịt xàng xê”
- Ai làm đúng, đẹp
cho về trước. Ai làm chưa đẹp, tiếp tục phạt trò khác.
7. Chú mèo đáng
yêu
Số người bị phạt:
Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân
hoặc phòng rộng
Cách phạt: Xếp
thành hàng ngang trước tập thể. Tập thể cùng hát bài “Meo meo meo rửa mặt như
mèo…”, người bị phạt làm các động tác của chú mèo trong bài hát: rửa mặt, liếm
tay,…
8. Vịt đẻ trứng
vàng
Số người bị phạt:
Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân
hoặc phòng rộng
Cách phạt: Tập thể
cùng hát theo thể tự do “te te te - vịt đẻ, te te te - vịt ấp, te te te
- vịt nở, te te te
- vịt bay”.
Người bị phạt đứng
theo hàng dọc hoặc vòng tròn, khi nghe hát thì hô “cạp cạp cạp…” và làm điệu bộ
theo các động tác.
- Vịt đẻ: hai tay
để sau mông
- Vịt ấp: hai tay
để trước bụng
- Vịt nở: hai tay
để trước mặt
- Vịt bay: hai tay
giang ra hai bên
9. Âm vang Tây
Nguyên
Số người bị phạt:
Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân
hoặc phòng rộng
Cách phạt: Người
bị phạt được xếp thành hàng dọc hoặc vòng tròn
Tập thể cùng hát
theo nhịp điệu “Cắc cùm cùm, cắc cùm cùm, cắc cum cum cùm cum” (hát nhiều lần
từ chậm đến nhanh)
Hai tay người bị
phạt đứng sau ôm eo người đằng trước, và làm động tác theo nhịp điệu của bài
hát như: lắc mông, lắc eo, nhún lên, ngồi xuống, uốn éo,… Khi bài hát dừng chỗ
nào, người bị phạt giữ nguyên động tác đó, không được nhúc nhích. Ai nhúc nhích
sẽ bị phạt trò khác.
10. Chú ếch lông
bông
Số người bị phạt:
Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân
hoặc phòng rộng
Cách phạt: Tập thể
cùng hát theo thể tự do:
“Ếch nhông nhông,
ếch nhông nhông.
Ngựa ta phi như
gió vượt qua đồi núi.
Ếch nhông nhông,
ếch nhông nhông.
Ngựa ta phi như
gió vượt qua núi đồi”.
Người bị phạt xếp
hàng dọc hoặc vòng tròn. Khi bài hát được cất lên người bị phạt làm động tác
sau: tập thể xuống tấn, hai tay như đang tưởng tượng cầm dây cương.
- Câu 1: đứng yên
tại chỗ, hông lắc qua lại
- Câu 2: nhảy về
phía trước
- Câu 3 và 4:
giống như câu 1 và 2
Khi bài hát được
lập lại lần 2 thì nhảy lui.
Nguồn: Lệ
Ngân-Phó Ban TCKT Tỉnh Đoàn Quảng Trị (TK)